Bước ra khỏi vùng an toàn nên thử hay không?

Trong cuộc sống lẫn công việc, nếu bạn muốn đạt được thành quả nào đó thì phải ra sức cố gắng và nỗ lực. Nếu muốn dễ dàng mà có thì đây là ý nghĩ của những người chỉ thích ở yên trong thế giới của mình mà không muốn bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân.

Bất kể ai cũng có lúc rơi vào trạng thái hụt hẫng, bế tắc và những cảm xúc tiêu cực bao vây bóp nghẹn chúng ta đến mức ngẹt thở. Và lúc này, chỉ một ý nghĩ duy nhất chính là buông xuôi để tìm một nơi an nhàn, thảnh thơi. Nhưng sự từ bỏ lại là việc làm cắt đứt tia sáng để hướng đến những hoài bão mà mình đã đặt ra. Vậy nên, chúng ta có nên bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân hay không?

Có nên bước ra khỏi vùng an toàn?

Có nên bước ra khỏi vùng an toàn? Một câu hỏi dành cho đối tượng là những người trẻ đang chập chững bước vào đời mà đa phần là các bạn sinh viên. Ngày nay, câu chuyện thức khuya và dậy muộn đã quá quen thuộc trong giới sinh viên vì thời gian của họ là để lướt facebook, xem phim, chơi game… Nhưng cũng có đôi lúc một số bạn lại bật lên suy nghĩ rằng bản thân không thể cứ mãi như thế này. Và rồi những kế hoạch được lập ra để thay đổi như: đi làm thêm, ngủ sớm, dậy sớm, tập thể dục, tham gia nhiều hoạt động để rèn luyện bản thân…

Thế nhưng, đến lúc thực hiện chúng ta lại trì hoãn với suy nghĩ là: “Thôi để năm sau hẳn làm”. Cứ như thế năm nhất rồi lại năm 2 đến năm thứ 3 các bạn cũng lấy lại tinh thần để thực hiện. Nhưng đến lúc trải nghiệm thật sự một số người lại cảm thấy mệt mỏi và cuối cùng là bỏ cuộc. Nhưng trái lại, một số bạn lại có ý nghĩ khác là: “Sao mình không làm điều này sớm hơn nhỉ”, chợt nhận ra là mình đã lỡ rất nhiều thời gian.

Dĩ nhiên, việc dấn thân vào xã hội không hề dễ dàng như mọi người vẫn nghĩ mà rất cần một ý chí và tinh thần cứng rắn thì mới có thể bước đi. Đặc biệt, sẽ có khoảng thời gian bạn gặp rất nhiều áp lực, nhưng điều này là chất liệu giúp chúng ta trưởng thành hơn và khám phá được những điều mà bản thân mình thật sự mong muốn.

Bước khỏi vùng an toàn bạn sẽ được những gì?

Lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn mang đến những lợi ích tích cực mà chính bạn cũng không ngờ đến. Đầu tiên, là rèn luyện các kỹ năng mà sau này sẽ là “vũ khí” giúp bạn tìm kiếm những cơ hội phát triển mới. Bao gồm những kỹ năng về giao tiếp, làm việc tập thể, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và tạo dựng những mối quan hệ xã hội…

Thử sức với một việc làm mới. Bạn có thể search google từ khóa: việc làm hoặc từ khóa tiếng anh vietnamworks để tìm công việc tại một công ty nước ngoài.

Quan trọng hơn hết là cảm giác của những nỗi sợ không còn trong tâm trí của bạn như trước kia mà thay vào đó là sự thích thú khi đối đầu với những thử thách mới. Chẳng hạn, bạn ngại giao tiếp, phát biểu trước đám đông, nhưng nếu lần đầu tiên bạn vượt qua được thì đến lần thứ 2 và thứ 3 trở đi chúng ta lại cảm thấy việc này rất bình thường và ngày càng muốn nói nhiều hơn và muốn phát biểu nhiều lần sau đó để nói hay hơn.

Bên cạnh đó, là sự tiếc nuối cho những ngày tháng bỏ phí mà đáng lẽ ra chúng ta nên tận dụng để thay đổi bản thân vào lúc đó. Song song với điều này lại là một cảm giác phấn khởi, hân hoan với những gì mà mình đã tạo ra. Qua đó, khi nhìn lại bạn có thể phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để khắc phục và chuẩn bị cho những kế hoạch mới. (tải công cụ lập kế hoạch hành động)

Cách để bước ra khỏi vùng an toàn

Từ giờ chúng ta có thể chủ động hơn, kể cả trong công việc bạn đừng mãi ở yên một vị trí lặp đi lặp lại một cách nhàm chán mà hãy sáng tạo, học hỏi những điều mới mỗi ngày. Đặc biệt, chủ động, cởi mở nhiều hơn nếu trước đây bạn là người thụ động và đừng ngại những thay đổi này vì mọi thứ chỉ giúp bạn trở nên tốt hơn trong mắt những người xung quanh.

Trở về cuộc sống hằng ngày chúng ta hãy trau chuốt bản thân trở nên tươm tất. Nếu trước đây bạn sống một cách nhạt nhòa, lặng lẽ thì giờ hãy thay đổi bằng cách đi nhiều hơn, gặp gỡ và giao tiếp với nhiều người qua những chuyến du lịch, hoặc tham gia một phong trào nào đó. Qua đây, cách nghĩ và việc làm của bạn cũng vì thế mà thay đổi.

Mỗi người đều phải tự mình vượt lên mọi chướng ngại để đạt được mục đích và để làm được điều này không có cách nào khác là bạn phải bước ra khỏi vùng an toàn trước tiên, tiếp đến là thiết lập những kế hoạch mới. Khi đã về đến đích của sự thành công chúng ta sẽ không còn cảm giác sợ hãi với bất kỳ điều gì diễn ra sau đó. Vì thế, hãy dừng sự tự ti, nhút nhát mà dũng cảm đứng lên đi nhé!

Lợi nhuận gộp là gì? Công thức tính lợi nhuận gộp tiêu chuẩn

Lợi nhuận gộp là nhân tố vô cùng quan trọng giúp thể hiện toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh của một công ty hay doanh nghiệp. Đôi khi việc kinh doanh chưa đạt được hiệu quả như mong muốn rất có thể là do công ty chưa thực sự để tâm tới chỉ số quan trọng này. Vậy lợi nhuận gộp là gì và có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp?

  1. Khái niệm lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp hay lãi gộp (trong tiếng Anh là Gross Profit) được hiểu là phần lợi nhuận mà công ty thu về sau khi trừ hết những chi phí liên quan tới sản xuất hay các dịch vụ khác của công ty. Lợi nhuận gộp giúp công ty có thể đánh giá được việc sử dụng lao động hay vật tư trong sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ có hiệu quả hay không, từ đó đưa ra các phương án giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư và thu hút họ rót thêm vốn cho doanh nghiệp.

Những yếu tố được coi là chi phí biến động có thể kể đến như:

– Nguyên liệu dùng để sản xuất;

– Nguồn lao động trực tiếp;

– Hoa hồng cho nhân viên bán hàng;

– Mức phí thẻ tín dụng khi mua hàng của khách hàng;

– Thiết bị bao gồm cả khấu hao dựa trên thời gian sử dụng;

– Những tiện ích cho khu vực sản xuất;

– Chi phí vận chuyển hàng.

  • Công thức tính lợi nhuận gộp tiêu chuẩn

Lợi nhuận gộp được tính theo công thức tiêu chuẩn sau:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán

Trong đó:

Doanh thu thuần (Net revenue) là doanh thu bán hàng sau khi đã giảm trừ các khoản như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu hay các khoản chiết khẩu thương mại, chương trình giảm giá, hàng bị trả lại…

Giá vốn là toàn bộ chi phí được bỏ ra để hoàn thành một sản phẩm hay dịch vụ. Giá vốn sẽ gồm giá hàng xuất kho, chi phí phải bỏ ra để bán hàng và chi phí vận hành doanh nghiệp. Giá vốn được hình thành và có sự chênh lệch nhất định ở những giai đoạn khác nhau vì còn nhiều yếu tố khác có thể thay đổi và ảnh hưởng tới giá vốn trong quá trình sản xuất hàng hóa.

Số liệu về lợi nhuận gộp có thể tìm hiểu trên báo cáo thu nhập của công ty. Các công ty sẽ dựa vào chỉ số này để định hướng phát triển đồng thời phân bổ nguồn vốn sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

  • Tại sao phải tính lợi nhuận gộp

Nếu một doanh nghiệp đang muốn mở rộng quy mô kinh doanh thì việc thu hút các nhà đầu tư là không thể thiếu. Vậy họ sẽ dựa vào đâu để cân nhắc xem có nên rót tiền vào công ty bạn hay không. Chính xác, họ sẽ dựa vào chỉ số lợi nhuận gộp mà công ty thu về được trong những năm gần nhất. Tại sao thế? Khi các nhà đầu tư có được số liệu chính xác về lợi nhuận gộp thì họ có thể đánh giá được công ty quản lý chi phí có thực sự hiệu quả hay không.

Bên cạnh đó, chính doanh nghiệp cũng sẽ kiểm soát được việc phân bổ và cắt giảm chi phí thừa thãi để tăng tỉ lệ kinh doanh hiệu quả từ chỉ số lợi nhuận gộp này. Nếu lãi gộp đang ở mức dương (lãi gộp cao hơn chi phí đầu tư) nghĩa là công ty đang phát triển tốt, còn lại gộp ở mức âm (lãi gộp thấp chi phí đầu tư hoặc vốn) thì nghĩa là công ty đang phải bù lỗ do hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Từ những kết quả đó, công ty sẽ xây dựng được chiến lược kinh doanh bài bản và hiệu quả hơn.

  • Những lưu ý khi tính lợi nhuận gộp

Thông thường, lợi nhuận gộp thường bị nhầm lẫn với hai khái niệm khác là lợi nhuận hoạt động và tỉ suất lợi nhuận gộp, tuy nhiên đây là ba khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Lợi nhuận hoạt động là phần lời doanh nghiệp thu về trước khi lãi vay và thuế (EBIT) được tính vào. Lợi nhuận hoạt động được tính bằng cách trừ đi chi phí hoạt động từ lợi nhuận gộp.

Bên cạnh đó, hệ số biên lợi nhuận gộp hay còn gọi là tỉ suất lợi nhuận gộp cũng có thể cho công ty biết khả năng sinh lời từ một số vốn nhất định.

Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần

Hệ số biên lợi nhuận gộp được biểu thị bằng phần trăm doanh thu, số liệu này hữu ích để so sánh hiệu quả sản xuất của một công ty theo thời gian. Tỷ suất lợi nhuận gộp thay đổi rất lớn theo ngành. Trên thị trường hiện nay, để so sánh độ thành công hay tiềm năng của các công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực, người ra sẽ dùng hệ số biên lợi nhuận gộp. Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận càng cao thì lãi ròng càng lớn, điều này có nghĩa là doanh nghiệp đó biết cách kiểm soát chi phí tốt hơn những doanh nghiệp khác.

Hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn đọc hiểu được khái niệm lợi nhuận gộp là gì đồng thời cung cấp cho bạn cách tính lợi nhuận gộp chính xác nhất. Bất kì doanh nghiệp nào muốn thành công cũng cần phải nhìn nhận vào số liệu thực tế chứ không phải dựa theo cảm tính để đưa ra quyết định, và lợi nhuận gộp sẽ là thước đo chính xác và hiệu quả nhất hỗ trợ cho doanh nghiệp trong kinh doanh.

Ecommerce Là Gì? Lợi Ích Và Thách Thức Của Ecommerce Trong Kinh Doanh

Trong thời đại tất cả mọi thứ đều được số hóa như ngày nay thì Ecommerce chắc hẳn là một từ vô cùng quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên Ecommerce là gì và bản chất của Ecommerce ra sao liệu bạn đã nắm rõ?

  1. Ecommerce là gì?

Ecommerce dịch sang tiếng việt là thương mại điện tử, là một khái niệm để chỉ các hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa hay dịch vụ diễn ra trên nền tảng các mạng điện tử và đặc biệt là Internet. Ecommerce diễn ra dưới hai hoạt động cơ bản là khảo hàng trực tuyến và mua hàng trực tuyến.

Khảo hàng trực tuyến (Online shopping): Bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để cung cấp cho khách hàng từ bên bán và các hành động xem xét, giao dịch mua hàng từ bên mua.

Mua hàng trực tuyến (Online purchasing): Bao gồm các cơ sở hạ tầng công nghệ phục vụ cho mục đích trao đổi dữ liệu, giúp cho hoạt động mua bán trên Internet diễn ra trôi chảy.

  • Ecommerce và E-business

Đôi khi khái niệm Ecommerce (Thương mại điện tử) thường hay bị nhầm với cụm từ E-business (Kinh doanh điện tử) khiến nhiều người bối rối trong việc tìm kiếm thông tin. Thực chất thì trong kinh doanh điện tử sẽ bao quát cả thương mai điện tử. Trong khi Ecommerce là quá trình mua bán thông qua internet thì E-business lại nói đến hoạt động thương mại rộng hơn có ứng dụng công nghệ vào để phục vụ cho:

  • Mua, bán, trao đổi hàng hóa/dịch vụ/ thông tin
  • Quản lý dịch vụ khách hàng
  • Hợp tác thiết kế và sản xuất với đối tác
  • Đào tạo từ xa
  • Giao dịch điện tử nội bộ trong công ty
  • Thực hiện các chiến dịch marketing;
  • Mở rộng các hình thức thanh toán, giao hàng online;
  • Các loại hình phổ biến của Ecommerce là gì?

Những loại hình hoạt động chính của Ecommerce được phân chia dựa vào hai nhóm chính là bên cung (nhà sản xuất, nhà cung cấp) và bên cầu (người tiêu dùng, khách hàng). Sau đây là những loại hình thương mại điện tử phổ biến hiện nay:

  • B2B (Business to Business): Là hình thức hoạt động thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, hay nói cách khác cả người mua và người bán trong mô hình này đều là những doanh nghiệp.
  • B2C (Business to Consumer): Là hình thức phổ biến nhất trong thương mại điện tử với người bán là các doanh nghiệp và người mua không ai khác chính là người tiêu dùng.
  • C2C (Consumer to Consumer): Đây là hình thức đã xuất hiện từ lâu nhưng mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây khi Internet phủ sóng và trở thành công cụ kiếm tiền hữu hiệu. Với hình thức này thì cả bên mua và bên bán đều là những cá nhân hoạt động kinh doanh riêng lẻ chứ không thông qua bất kì tổ chức doanh nghiệp nào.  

·   C2B (Customer to Business):Đây là hình thức kinh doanh chỉ chiếm tỉ lệ thấp nhưng cũng khá phổ biến. Đối với mô hình này, người bán sẽ là người cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho bên mua là các doanh nghiệp, tổ chức.

·       B2E (Business to Employee): Hình thức này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó chỉ dành riêng cho nhân viên làm việc trong tổ chức của mình.

·       B2G (Business to Government): Hình thức này gần giống như B2B, tuy nhiên bên bán ở đây sẽ cung cấp sản phẩm của mình cho các cơ quan thuộc Chính phủ ở các cấp khác nhau chứ không phải doanh nghiệp nữa.

  • Ngoài ra còn có các hình thức G2C (Government-to-Citizen), G2B (Government-to-Business), G2G (Government-to-Government) nhưng những hình thức này ít được sử dụng hơn nên độ phổ biến cũng thấp hơn vì tính đặc thù riêng biệt.
  • Lợi ích và thách thức của Ecommerce

Khi một hình thức kinh doanh nào đó bỗng trở nên phổ biến và gần như chiếm lĩnh một phần không nhỏ trong thị trường kinh doanh thì chắc chắn nó phải có nhiều ưu điểm giúp ích cho đối tượng tham gia kinh doanh. Vậy những lợi ích của Ecommerce là gì?

Dễ dàng tham gia và sử dụng

Các nền tảng thương mại điện tử hiện nay cho phép ngay cả những người không hiểu biết nhiều về công nghệ cũng có thể dễ dàng sở hữu một cửa hàng trực tuyến phục vụ cho việc kinh doanh online.

Không giới hạn khoảng cách

Đây chắc chắn là một trong những ưu điểm chủ chốt khiến Ecommerce được lòng cả hai bên mua bán đến vậy. Nếu như trước đây một cửa hàng muốn bán mở rộng thêm địa điểm thì không có cách nào khác là phải xây dựng thêm cửa hàng mới, thì bây giờ, với Ecommerce bạn có thể bán hàng cho bất cứ ai trên toàn thế giới chỉ với một cửa hàng online đơn giản.

Không giới hạn thời gian

Với Ecommerce, việc bạn đi “shopping online” vào 12h đêm là hoàn toàn có thể, bạn có thể mua hàng bất cứ lúc nào bạn muốn mà không sợ cửa hàng đóng cửa hay nghỉ lễ.

Tiết kiệm chi phí

Ưu điểm này chắc chắn sẽ là điểm cộng thu hút các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ tới với Ecommerce. Giờ đây, để sở hữu một cửa hàng kinh doanh, bạn không cần phải trả tiền thuê mặt bằng (hay xây dựng đầu tư cơ sở vật chất) tốn kém, không cần thuê quá nhiều nhân viên và quan trọng là chi phí vận hàng cực kì thấp. Chính điều này đã giúp cho các doạnh nghiệp thương mại điện tử có lợi thế cạnh tranh hơn rất nhiều những mô hình kinh doanh khác.

Quản lý hàng tồn kho tự động

Việc quản lý hàng tồn khó thông qua thương mại điện tử chắc chắn sẽ giúp cho doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh tiết kiệm được rất nhiều thời gian đồng thời tăng độ chính xác lên nhiều lần so với làm thủ công truyền thống.

Thuận lợi thì dĩ nhiên sẽ đi đôi với thách thức, vậy bên cạnh những ưu điểm vượt trội trên thì Ecommerce đang phải đối mặt với những gì?

Lòng tin của khách hàng

Đây có thể coi là thử thách lớn nhất khi bất cứ một doanh nghiệp nào có ý định lấn sân sang thị trường Ecommerce. Vì khách hàng không thể trực tiếp xem xét và đánh giá sản phẩm nên việc họ e ngại về chất lượng không tương xứng với giá cả là điều vô cùng dễ hiểu.

Đối thủ cạnh tranh

Thử tưởng tượng bạn có thể dễ dàng bắt đầu kinh doanh online như thế nào thì hàng ngàn người khác hay hàng trăm doanh nghiệp khác cũng như vậy. Cùng một sản phẩm nhưng thương hiệu của bạn chắc chắn sẽ phải đối đầu với rất nhiều đối thủ khác, vì thế mà bạn phải luôn vạch ra cho mình những chiến lược và giải pháp hữu hiệu để có thể tồn tại trong môi trường “thương trường là chiến trường” này.

Vấn đề thanh toán

Một sự thực gây nhức nhối những người làm kinh doanh khi đặc thù thương mại ở Việt Nam cho phép người mua thanh toán khi nhận hàng (COD) trong quá trình giao dịch thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng khách nhận hàng và thanh toán đầy đủ là 50/50, cho nên người bán cũng cần chuẩn bị sẵn tinh thần để đối phó với những tình huống như vậy.

Kinh doanh chưa bao giờ là một việc dễ dàng, nhưng nhờ có Ecommerce, cả bên mua và bên bán đều có thể tiếp cận với đối phương nhanh chóng và hiệu quả hơn. Hy vọng quá bài viết trên, bạn đã hiểu rõ Ecommerce là gì và có thể tận dụng những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại để tăng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!

Procedure là gì? Tiêu chuẩn của một Procedure hiệu quả

Nếu như bạn đang hoặc sẽ đi làm ở một môi trường sử dụng tiếng Anh là chủ yếu, chắc chắn bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy từ Procedure trong những bảng báo cáo hay lập kế hoạch của nhân viên trong công ty. Vậy Procedure là gì và cách để tạo ra một Procedure hiệu quả là như thế nào? Mời bạn cùng tim hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

  1. Khái niệm Procedure

Procedure là một từ tiếng Anh, khi dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Quy trình, dùng để nói đến một cách thức cụ thể để tiến hành một kế hoạch, một hoạt động có mục đích và mục tiêu. Nói một cách dễ hiểu hơn, quy trình được đề ra nhằm hoàn thành một nhiệm vụ theo các bước bài bản, có đầu vào và đầu ra bao gồm làm gì, ai làm, làm vào lúc nào, làm ở đâu và làm như thế nào. Nói tới đây chắc hẳn sẽ có nhiều người nhầm lẫn quy trình với cụm từ “quá trình”, tuy nhiên mọi người cần phải phân biệt rõ hai khái niệm này trong khi làm việc.

Quá trình dùng để chỉ tới các hoạt động được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu. Trong khi đó quy trình lại nói tới các phương pháp cụ thể để thực hiện được các hoạt động đó và thường được thể hiển bằng văn bản. Tóm gọn lại, quy trình được sinh ra để kiểm soát quá trình thực hiện hành động theo một tiêu chuẩn nhất định.

Tại sao cần phải có Procedure?

Nhìn chung các quy trình sẽ có hai đặc điểm chính sau đây:

– Quy trình thường sẽ không thay đổi và phải thực hiện theo thứ tự nhất định đã được chuẩn hóa.

– Quy trình phải đảm bảo các yếu tố: ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu, chính xác và quan trọng là phải thực tế nghĩa là phải phù hợp với hoàn cảnh thực hiện.

Quy trình nghe qua thì có vẻ đơn giản nhưng lại là công cụ không thể thiếu nếu một doanh nghiệp muốn các hoạt động kinh doanh diễn ra trôi chảy và hiệu quả. Vậy vai trò của Procedure là gì?

Đối với nhân viên

– Khi đi làm, mỗi cá nhân sẽ có những kĩ năng, kiến thức và kinh nghiệm khác nhau để áp dụng vào công việc. Tuy nhiên họ không thể vì thế mà cùng một kế hoạch đề ra, mỗi người làm theo một ý và cuối cùng không đạt kết quả như mong muốn. Procedure sẽ giúp cho người thực hiện công việc có chỉ dẫn để dựa vào, từ đó họ sẽ biết phải tiến hành công việc như thế nào cho hợp lí.

– Thử tưởng tượng cùng một việc mà bạn phải làm đi làm lại nhiều lần vì chưa đúng ý cấp trên thì sẽ rất stress và mất thời gian đúng không? Quy trình được sinh ra là để bạn giải quyết vấn đề này, bạn chỉ cần làm đúng quy trình thì sẽ đạt được kết quả mong muốn vì toàn bộ quy trình đã được thông qua và chuẩn hóa từ phía cấp trên.

Đối với cấp quản lí

– Đối với những người thuộc cấp lãnh đạo, procedure sẽ giúp họ dễ dàng kiểm soát tiến độ cũng như chất lượng công việc từ nhân viên hơn, từ đó tiết kiệm nhiều thời gian hơn, nhanh đạt được mục tiêu hơn cho mỗi kế hoạch đề ra.

Quy trình mang tính chất kế thừa và phát huy

Khi một quy trình được đưa ra nghĩa là nó đã được xem xét kĩ lưỡng và dựa theo các tiêu chuẩn để hình thành nên. Tuy nhiên, càng ngày chúng ta sẽ càng giỏi hơn, tiến bộ hơn, vì thế chúng ta sẽ không chỉ kế thừa và còn phát huy những gì đã tồn tại.

Nếu không có quy trình, người ta sẽ làm việc dựa vào cảm tính và kinh nghiệm nhiều hơn. Nhưng những yếu tố không phải lúc nào cũng đúng, điều đó dẫn tới việc bạn có thể sẽ làm hoài một việc mà không nhận ra phương thức đó không hề hiệu quả.

Ngược lại, khi nhìn vào một Procedure và trong quá trình thực hiện, bạn sẽ nhận ra những điểm thiếu sót, không phù hợp để từ đó cải tiến quy trình ngày một tốt hơn giúp đạt hiệu quả công việc cao hơn.

Cách thiết lập và sử dụng Procedure hiệu quả

Để thiết lập được một Procedure đạt chuẩn không phải là việc dễ dàng. Dưới đây là những bước để tạo ra một quy trình hiệu quả.

  • Xác định nhu cầu.
  • Xác định mục đích.
  • Xác định phạm vi áp dụng.
  • Hoàn thiện phần định nghĩa, tài liệu tham khảo.
  • Xác định số bước công việc.
  • Xác định các điểm kiểm soát.
  • Xác định người thực hiện.
  • Xác định tài liệu phải tuân theo và hồ sơ.
  • Xác định phương pháp kiểm soát các bước công việc.
  • Xác định các điểm cần kiểm tra thử nghiệm.
  • Mô tả, diễn giải các bước công việc, biểu mẫu kèm theo.
  • Những rào cản trong quá trình thực hiện Procedure là gì?

Đôi khi, việc thiết lập một quy trình cần những người quản lý đầu tư nhiều công sức để có thể hoàn thành, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng bỏ thời gian ra để tạo lập. Một số người cho rằng việc làm quy trình gây mất thời gian và phức tạp, đó là vì họ chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của quy trình trong việc kiểm soát chất lượng công việc của nhân viên.

Rất nhiều người cho rằng việc trao đổi trực tiếp qua giao tiếp sẽ tiết kiệm thời gian hơn rà soát theo quy trình rất nhiều. Điều này không phải không đúng, nhưng trí nhớ không phải là thứ gì đó bạn có thể tin tưởng 100%, vậy những lúc hai bên quên mất mình đã nói gì, bạn dựa vào gì để đánh giá công việc đây? Chính là quy trình sẽ dẫn đường cho bạn vào lúc này đấy.

Bên cạnh hai khó khăn chính trên thì nội dung quy trình sơ sài, quá ít biểu mẫu, hệ thống tài liệu quá nhiều hay công ty không chịu cải tiến, cập nhật cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng tới việc nắm rõ quy trình của nhân viên. Mà một khi nhân viên chưa nắm rõ nghiệp vũ thì sẽ rất khó để họ có thể thực hiện nghiêm túc theo những gì quy trình đưa ra.

Để một doanh nghiệp đi vào hoạt động một cách bài bản và chuyên nghiệp thì việc thiết lập một Procedure là vô cùng thiết yếu. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ tầm quan trọng của Procedure, từ đó có những đóng góp hữu ích cho công ty hay doanh nghiệp mà bạn đang làm việc. Chúc bạn thành công!

Sở trường là gì? Cách trình bày điểm mạnh điểm yếu

Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Đây là những câu hỏi phỏng vấn khá khó khăn khi trả lời bởi trình bày không khéo sẽ khiến nhà tuyển dụng có những nhận xét không tốt. Có khi họ cho rằng chúng ta phô trương những điểm mạnh quá mức hoặc những điểm yếu quá nhiều. Vậy làm thế nào để có cách trình bày vẹn cả đôi đường khiến nhà tuyển dụng hài lòng?

Sở trường là gì? Phân biệt với sở đoản

Sở trường được hiểu đơn giản là những điểm mạnh của mỗi người mà trong lĩnh vực đó họ tài giỏi, có tố chất và nổi trội hơn những lĩnh vực còn lại. Sở trường thường xoay quanh các yếu tố như: Khả năng chuyên môn(Bằng cấp, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kinh nghiệm làm việc…), đặc điểm tính cách(Linh hoạt, có trách nhiệm, độc lập, làm việc nhóm, chăm chỉ, thân thiện…), các kỹ năng(Giao tiếp, phân tích, giải quyết vấn đề, học hỏi…).

Trái với sở trường, sở đoản là những điểm yếu, mặt hạn chế trong lĩnh vực nào đó mà chúng ta không được tài giỏi, khéo léo. Nhưng đây lại là câu hỏi thường đặt ra khi phỏng vấn bắt buộc mọi người phải đưa ra câu trả lời bởi chẳng ai là không có điểm yếu. Điều quan trọng là các bạn lấp liếm những điểm yếu của mình như thế nào để nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng.

Tại sao nhà tuyển dụng hay hỏi sở trường, sở đoản của ứng viên?

Không ngẫu hứng mà các nhà tuyển dụng đều đặt ra chung các câu hỏi liên quan đến sở trường, sở đoản bởi lẽ nội dung mà bạn trình bày cho họ biết được các điểm mạnh, điểm yếu  để xem xét mức độ phù hợp với vị trí ứng tuyển. Đồng thời, sắp xếp công việc, hướng đào tạo để phát huy các điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của ứng viên. Qua đó, nhà tuyển dụng còn đánh giá được thái độ và phẩm chất của bạn khi đối diện với những mặt mạnh, mặt hạn chế của mình.

Cách xác định sở trường và sở đoản?

Trước khi xác định được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân thì mỗi người chúng ta cần phải trải qua quá trình học tập và làm việc. Sau đó, là tự đặt ra những câu hỏi cho chính mình như: Mình thích việc gì nhất? Việc làm nào khiến mình phấn khởi và làm việc liên tục mà không mệt mỏi? Việc gì mình được mọi người công nhận là giỏi nhất?…

Tương tự, điểm yếu cũng thế, chúng ta cần nhìn nhận khách quan những việc gì mình làm không giỏi và thường không mang lại kết quả tốt. Khi làm chúng ta thường sợ và cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, không được mọi người đánh giá cao. Bên cạnh đó, nên lắng nghe ý kiến nhận xét từ những người xung quanh, đặt mình vào những tình huống khác nhau để tìm ra ưu điểm, nhược điểm.

Chúng ta cũng không cần lo lắng quá nhiều về những điểm yếu của bản thân bởi điều này là hiển nhiên mà ai ai cũng có. Do vậy, khi đưa ra câu trả lời cần tránh cách nói rằng bạn không có điểm yếu hoặc chối bỏ những điểm yếu quá nhiều. Hãy chọn cách trình bày trung thực sẽ dễ khiến nhà tuyển dụng cảm mến hơn bởi một trong những điều mà họ coi trọng chính là thái độ khắc phục điểm yếu của bạn và những kết quả đạt được.

Cách trả lời sở trường và sở đoản khi phỏng vấn

Khi nói đến sở trường chắc hẳn sẽ dễ trình bày hơn vì bản thân mỗi người sẽ có ít nhất một vài ưu điểm. Khi đó, bạn sẽ biết rằng mình đáp ứng được bao nhiêu phần trăm trong yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra. Lúc này, chúng ta cứ việc trình bày những điểm mạnh trong chuyên môn hay các kỹ năng đặc biệt nào đó, sự yêu thích và kết quả mà chúng ta đạt được trong học tập và công việc trước đó.

Ví dụ, “Sở trường của em là linh hoạt và được mọi người đánh giá cao là có khiếu giao tiếp nên em nghĩ mình thích hợp với vị trí bán hàng và sẽ làm tốt công việc này…”. Hoặc nói đến chuyên môn của bản thân như: “Em có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, từng đảm nhận nhiều dự án lớn(Kể tên) và đạt được kết quả tốt. Em có khả năng chịu được áp lực cao và thích thú với những thử thách mới…”

Sự trung thực của mỗi người vốn dĩ là đức tính đáng quý nhưng trong phỏng vấn tìm việc bạn cần bộc lộ tính trung thực bằng cách nói thật khéo léo. Bởi phỏng vấn ở các vị trí công việc khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau mà chúng ta cần đáp ứng các tiêu chí quan trọng nhất mà tin tuyển dụng đưa ra để được chọn lựa. Do vậy, chỉ nên trình bày những điểm yếu không gây ảnh hưởng nhiều đến công việc

Ví dụ, “Em có khả năng tiếp thu nhanh chóng và bắt kịp với công việc nhưng điểm yếu lại hay bỏ qua những chi tiết nhỏ. Đôi khi điều này làm bản thân kém hoàn thiện nên em đã cố gắng quan sát và để ý nhiều hơn các vấn đề diễn ra xung quanh…”

Khi chúng ta hiểu rõ sở trường là gì cùng với cách trình bày khéo léo, cẩn thận như đã nêu trên sẽ giúp buổi phỏng vấn thành công hơn bằng những cách nói thật thuyết phục. Hi vọng sẽ giúp mọi người vượt qua vòng phỏng vấn an toàn.

Tiếp tân là gì? Việc làm đa dạng và mức lương ưu đãi

Tiếp tân là gì? Câu hỏi này sẽ không khó trả lời bởi hiện nay tại các doanh nghiệp kinh doanh lớn và nhà hàng – khách sạn đều có bộ phận tiếp tân để tiếp đón và hướng dẫn khách hàng. Nhưng cụ thể công việc mà họ làm hàng ngày là gì? Tại sao đây là nghề được nhiều người ưu ái lựa chọn?

Tiếp tân là gì? Công việc của nhân viên tiếp tân

Tiếp tân trong tiếng Anh được gọi là guest service agent, là những người trực ở quầy lễ tân mà chúng ta thường thấy ở các nhà hàng – khách sạn hay các doanh nghiệp lớn với dáng vẻ tươm tất trong những bộ trang phục lịch sự, thái độ vui vẻ chào đón mỗi khi có khách hàng bước vào. Họ sẽ thực hiện việc hướng dẫn và tiếp nhận những thông tin để đáp ứng nhu cầu của bạn. Đồng thời liên kết với các bộ phận khác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Cụ thể công việc hàng ngày của tiếp tân là trực ở quầy, khi có khách hàng đến thì đón tiếp và hỏi thông tin để liên hệ đến các bộ phận. Sau đó, hướng dẫn các thủ tục và dẫn khách đến phòng chờ, mời nước. Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ trực điện thoại khi có khách hàng gọi đến, tiếp nhận mọi thông tin chính xác và chuyển đến các bộ phận liên quan, giải đáp các thắc mắc của khách hàng trong phạm vi công việc. Ngoài ra, tiếp tân còn xử lý các giấy tờ văn bản để chuyển giao đến các bộ phận trong công ty và nhận trách nhiệm chuyển hồ sơ, văn bản đến các đơn vị bên ngoài khi có yêu cầu. Thực hiện công việc hậu cần trong các buổi họp, tổ chức sự kiện…

Tại sao nên lựa chọn nghề tiếp tân?

Nhờ sự phát triển của các doanh nghiệp ở lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là nhà hàng – khách sạn đã tạo điều kiện việc làm tiếp tân cho nhiều bạn. Với số lượng tuyển dụng như hiện nay thì chúng ta rất dễ dàng ứng tuyển. Tuy nhiên, bạn phải đáp ứng các yêu cầu về ngoại hình và chiều cao, một số kỹ năng cần thiết cho công việc. Nhưng nhìn chung, công việc lễ tân không đòi hỏi quá cao về bằng cấp và chuyên môn.

Mức lương tiếp tân cũng là điều làm hài lòng mọi người bởi so với tính chất công việc thì mức lương nhận được khá ưu đãi và hợp lý. Theo đó, mức lương trung bình từ 6 – 10 triệu/tháng và đặc biệt nếu thực hiện tốt công việc còn có thể nhận thưởng, tiền tip.

Đây còn là công việc đa dạng và khá năng động vì đôi khi có những tình huống phát sinh thì một nhân viên lễ tân có nhiệm vụ giải quyết. Điều này giúp họ rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, học cách chủ động và giao tiếp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đặc biệt, tại các nhà hàng – khách sạn lớn mà khách hàng đến từ các quốc gia và mỗi nơi là những phong cách văn hóa khác nhau giúp cho nhân viên tiếp tân có cơ hội tiếp xúc, học tập và tiếp thu những nền văn hóa, kiến thức mới làm phong phú vốn sống và kinh nghiệm làm việc.

Những yêu cầu cần có khi làm tiếp tân

Ngoài yếu tố ngoại hình thì những kỹ năng mềm hầu hết ở mỗi nhân viên lễ tân điều phải có bao gồm về kỹ năng giao tiếp. Bởi tính chất công việc là thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên họ phải nói chuyện thật khéo léo. Đồng thời lễ tân phải giải đáp các thắc mắc của khách hàng nên cần có giọng nói dễ nghe và cách nói chuyện rõ ràng, dễ hiểu.

Kỹ năng xử lý tình huống đối với mỗi lễ tân là cần thiết rèn luyện trong quá trình làm việc. Do không thể tránh khỏi các tình huống khách hàng không hài lòng với một vấn đề nào đó, có thể là chất lượng dịch vụ không tốt, phàn nàn về thái độ phục vụ. Khi đó, bạn cần có những ứng xử thông minh, nhẹ nhàng để khiến họ bình tĩnh lại. Sau đó, báo cáo với cấp trên để kịp thời giải quyết.

Bí quyết để trở thành nhân viên tiếp tân chuyên nghiệp

Để trở thành nhân viên tiếp tân chuyên nghiệp thì mỗi người cần có những phẩm chất cá nhân cần thiết như: Thái độ nhiệt tình, luôn nở nụ cười, thân thiện và chu đáo, nhã nhặn, trang phục gọn gàng và lịch sự, hướng dẫn khách tận tình. Vì họ là bộ mặt của doanh nghiệp và những ứng xử không tốt có thể ảnh hưởng đến uy tín và lợi ích trong việc kinh doanh.

Bên cạnh đó, mỗi người cần trang bị cho mình những chuyên môn cần thiết. Không chỉ là phục vụ khách hàng mà còn những kỹ năng chuyên môn về công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo ngoại ngữ. Bởi điều này sẽ giúp chúng ta có những cơ hội phát triển với mức lương cao hơn.

Vậy là, chúng ta đã biết tiếp tân là gì, một nghề dễ tìm việc và năng động nên rất thích hợp với những bạn trẻ có ngoại hình ưa nhìn, tính cách linh hoạt. Nếu hội đủ các yếu tố trên thì mọi người đừng e ngại mà hãy thử sức mình ở vị trí việc làm này nhé!

Những điều cần biết khi đi phỏng vấn

Ngoài kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên có phù hợp với công việc hay không thông qua những cử chỉ trong buổi phỏng vấn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những điều cần biết khi đi phỏng vấn, nhằm giúp bạn có một sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân.

Bạn hãy từ chối khi được mời uống thêm cà phê

Khi được mời uống cà phê tại phòng phỏng vấn, bạn nên từ chối khéo léo. Bởi đây có khi chỉ là một phép lịch sử xã giao của các nhà tuyển dụng. Hơn nữa, theo nhiều nghiên cứu, uống cà phê có thể làm tăng nhịp tim, khiến bạn trở nên hồi hộp và lo âu hơn, từ đó bạn sẽ không giữ được bình tĩnh để trả lời câu hỏi. Chính vì thế, bạn chỉ nên uống cà phê ở nhà sau khi đã ăn sáng hoặc uống ở phòng chờ trước khi bước vào phòng phỏng vấn.

Đừng vộ vã ngồi xuống trước khi được mời

Bạn đừng vội vàng ngồi xuống trước khi nhà tuyển dụng mời là một trong những điều cần biết khi đi phỏng vấn. Bởi nhà tuyển dụng có thể hướng dẫn bạn ngồi ở một vị trí mà có thể dễ dàng trò chuyện và phỏng vấn hơn.

Sau khi đã ngồi xuống, bạn phải luôn giữ lưng thẳng, mắt nhìn thẳng. Tuyệt đối không được e dè, ngồi nép một góc trên ghế và mắt không dám nhìn thẳng vào người phỏng vấn. Điều này cho thấy bạn không tự tin và sẵn lòng để trả lời những câu hỏi mà nhà tuyển dụng sắp đưa ra.

Ước lượng độ tuổi của nhà phỏng vấn để xưng hô cho phù hợp

Việc đoán được độ tuổi của nhà phỏng vấn sẽ giúp bạn có cách xưng hô cho phù hợp. Từ đó, giúp bạn dễ dàng trò chuyện và hiểu những gì mà nhà tuyển dụng muốn nói đến. Hơn nữa, biết được độ tuổi của người đối diện giúp bạn lựa chọn được cách giao tiếp hiệu quả hơn.

Nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng để trả lời

Trong một cuộc trò chuyện, ánh mắt là một hình thức kết nối giữa hai người đang nói chuyện với nhau. Do vậy, bạn cần nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng để trả lời những câu hỏi mà họ đặt ra. Chưa hết, việc giao tiếp bằng mắt còn thể hiện sự chân thành và quan tâm đến vị trí công việc mà mình đang ứng tuyển.

Tuy nhiên, bạn không nên nhìn chằm chằm vào mắt của nhà tuyển dụng. Thay vào đó, bạn có thể đưa mắt sang vị trí khác. Bạn không nên đảo mắt liên tục mà hãy thể hiện một cách tự nhiên và thân thiện nhất.

Lựa chọn trang phục phù hợp khi đi phỏng vấn

Trang phục phỏng vấn là điều mà nhà tuyển dụng sẽ để ý đến bạn đầu tiên. Thế nên, hãy chuẩn bị cho mình một bộ quần áo lịch sự, phù hợp để gây ấn tượng với họ. Một bộ trang phục phù hợp sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và thoải mái hơn để bắt đầu buổi phỏng vấn.

Đối với nữ, bạn có thể kết hợp áo sơ mi với chân váy hoặc quần tây dài, mang giày cao gót. Đối với nam, bạn có thể lựa chọn áo sơ mi trắng với quần tây.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Đừng bỏ qua ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp với người phỏng vấn. Một cái gật đầu, một nụ cười sẽ giúp nhà tuyển dụng ấn tượng hơn về bạn. Chẳng hạn, bạn có thể ngửa lòng bàn tay khi trò chuyện hoặc úp lòng bàn tay vào nhau khi nghe đối phương nói. Điều này cho thấy bạn đang làm chủ cuộc trò chuyện, sẵn sàng lắng nghe và hiểu những gì mà nhà tuyển dụng đang nhắc đến.

Trong suốt buổi phỏng vấn, bạn nên nở nụ cười với nhà tuyển dụng. Việc này sẽ giúp giải tỏa được không khí căng thẳng, từ đó cả hai sẽ cởi mở và trò chuyện với nhau nhiều hơn.

Với những thông tin được chia sẻ trên, bạn đã có thêm kiến thức về những điều cần biết khi đi phỏng vấn. Để có được một buổi phỏng vấn thành công, bạn đừng quên lưu ý những điều trên và tích lũy thêm nhiều kiến thức chuyên môn cho bản thân. Từ đó, bạn sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và có cơ hội được làm việc tại công ty.

Cách rèn luyện tư duy nhanh – 6 cách đơn giản dành cho bạn

Khả năng tư duy nhanh là một trong những yếu tố rất cần thiết trong công việc và cuộc sống ngày nay. Tư duy nhanh giúp bạn tiếp cận, hiểu vấn đề một cách nhanh chóng, từ đó đưa ra phương hướng giải quyết hợp lý. Vì thế, chắc chắn ai cũng mong muốn bản thân sở hữu một tư duy nhạy bén. Vậy cách để rèn luyện tư duy nhanh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 6 cách hiệu quả nhất.

Đọc sách

Không thể phủ nhận sách là một trong những kho tàng kiến thức khổng lồ cho chúng ta. Việc đọc sách thường xuyên sẽ kích thích não bộ tiếp nhận thông tin nhanh hơn, tư duy tốt hơn và có thể đưa ra nhiều cách giải quyết vấn đề khác nhau. Bên cạnh đó, khi đọc sách toàn bộ tâm trí, ánh mắt của bạn sẽ tập trung vào từng nội dung trong sách. Điều này sẽ giúp bạn rèn luyện được khả năng tập trung cao độ, vừa đọc vừa tư duy theo những câu chuyện được viết trong sách. Do vậy, khi đọc sách, bạn sẽ học hỏi được khả năng phân tích và tư duy nhanh cho bản thân.

Tùy vào sở thích của mình mà bạn có thể lựa chọn đọc nhiều loại sách khác nhau. Bất kể nội dung nào cũng sẽ cho bạn một nguồn kiến thức nhất định.

Tập thể dục

Ít ai ngờ rằng tập thể dục là một cách rèn luyện tư duy nhanh hiệu quả. Tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp bạn giải tỏa được căng thẳng lo lắng, giảm stress và kích thích não bộ hoạt động tốt hơn. Theo nghiên cứu, tập thể dục cũng giúp cải thiện lưu lượng máu đến não, từ đó giúp cải thiện chức năng và giúp não bộ tư duy tốt hơn. Bạn có thể lựa chọn những bài tập đơn giản như chạy bộ, yoga. Chỉ cần dành ra 30 – 45 phút mỗi để tập luyện, việc này không chỉ giúp bạn có sức khỏe tốt mà còn có giúp nâng cao tinh thần.

Tranh luận, phản biện

Tranh luận phản biện có nghĩa là bạn suy nghĩ thấu đáo và lập luận chắc chắn về những vấn đề mà bạn cho là đúng hoặc những thứ mà bạn đang làm. Tranh luận phản biện đòi hỏi bạn phải có một tư duy nhanh, đưa ra được nhiều luận điểm, luận cứ rõ ràng để bảo vệ quan điểm của mình. Thế nên, tranh luận phản biện là một cách rất tốt giúp bạn phát triển khả năng tư duy của bản thân. Ở các nước phát triển, phản biện là một trong những môn học quan trọng được dạy ở hầu hết các trường học.

Tham gia giải đố

Một cách hiệu quả giúp bạn rèn luyện tư duy nhanh là tham gia vào các trò chơi giải đố. Thông thường, các trò chơi giải đố sẽ yêu cầu bạn suy nghĩ và tư duy trong một thời gian nhất định. Do vậy, bạn phải suy nghĩ liên tục và xem xét nhiều đáp án để đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

Chơi nhạc cụ

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng việc chơi nhạc cụ sẽ giúp não bộ phát triển tốt hơn, từ đó giúp não hình thành tư duy nhanh nhạy. Bởi khi chơi nhạc cụ, phần cầu nối ở hai bán cầu não phát triển và giúp bộ não xử lý thông tin nhanh chóng.

Chưa hết, âm nhạc có thể giúp con người trở nên tỉnh táo, thoải mái hơn, loại bỏ được lo âu căng thẳng. Do vậy, người chơi nhạc cụ thường có khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin nhanh hơn bình thường.

Học một ngôn ngữ mới

Một trong những phương pháp giúp bạn rèn luyện tư duy nhanh hiệu quả đó là học một ngôn ngữ mới. Khi học một ngôn ngữ mới, não bộ của bạn sẽ tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ và khả năng tư duy logic. Một bộ não song ngữ hay đa ngữ sẽ giúp bạn nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Do vậy, nếu yêu thích bất kỳ ngôn ngữ nào, bạn hãy dành thời gian để học tập và rèn luyện.

Có thể thấy, khả năng tư duy nhanh sẽ giúp bạn làm việc và học tập hiệu quả hơn. Việc rèn luyện được tư duy nhanh là không khó nhưng đòi hỏi bạn phải kiên trì và cần một thời gian học hỏi lâu dài. Hy vọng thông qua những chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã biết cách rèn luyện tư duy nhanh cho bản thân.

Nhân Viên Tạp Vụ Là Gì? Công Việc Của Nhân Viên Tạp Vụ

Ngày nay, số lượng các nhà hàng khách sạn mọc lên càng nhiều vì nhu cầu kinh doanh cũng như phục vụ đời sống con người. Và để có một không gian luôn thoáng đãng, sạch sẽ thì các nhà hàng, khách sạn hay những công ty dịch vụ,… phải cần đến những nhân viên tạp vụ. Vậy thì nhân viên tạp vụ là và công việc của họ cụ thể như thế nào? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

  1. Nhân viên tạp vụ là gì?

Có thể nói nhân viên tạp vụ là môt cụm từ khá quen thuộc trong các lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, cơ sở sản xuất,… Và công việc mà họ phụ trách đó là quét dọn, làm sạch môi trường làm việc, chịu trách nhiệm về khâu vệ sinh để mang đến một không gian sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp và đảm bảo tính thẩm mỹ cho văn phòng, nhà hàng, trường học,… Nhân viên tạp vụ làm việc dưới sự lãnh đạo của quản lý và để hoàn thành tốt những công việc được giao thì cũng đòi hỏi người nhân viên này có tay nghề cao và một số yêu cầu khác.

  • Công việc của nhân viên tạp vụ

Công việc của nhân viên tạp vụ liên quan đến việc làm sạch khu vực đươc phân công dọn dẹp. Dưới đây là một số công việc cụ thể khi làm tạp vụ trong các môi trường sau:

  • Nhiệm vụ của nhân viên tạp vụ trường học

Tại trường học, thường thì công việc mà họ cần làm chủ yếu vào buổi sáng và buổi chiều.

Nhiệm vụ buổi sáng:

Một số công việc vào buổi sáng có thể là chuẩn bị nước uống cho học sinh, kiểm tra một lượt khu vực hành lang, cầu thang và quét dọn phòng học, cũng như vệ sinh một số phòng ban giám hiệu, phòng giáo viên, phòng họp,… Tiếp đến là khâu thu gom và dọn dẹp khu vực sân trường, hành lang, nhà vệ sinh… sắp xếp lại bàn ghế ở các lớp học cũng như các phòng ban thật ngăn nắp và khoa học.

Nhiệm vụ buổi chiều:

Một số công việc buổi chiều cũng tương tự buổi sáng và nhiệm vụ thường thực hiện vào khung giờ từ 13h00 đến 14h00 và 17h00 đến 18h00. Họ vẫn sẽ tiến hành kiểm tra lại các khu vực đặc biệt là khu vực nhà vệ sinh. Đến giờ học sinh tan học, nhân viên tạp vụ có trách nhiệm tắt các thiết bị đèn, điện, quạt, điều hòa,… sắp xếp bàn ghế cho ngăn nắp, lau dọn, đổ nước uống thừa và xử lý lượng rác trong ngày. Những nhiệm vụ này được diễn ra đều đặn ngày này sang ngày khác cho ta thấy những nhân viên tạp vụ trường học quả thực rất chăm chỉ và siêng năng, nghiêm túc với công việc.

  • Nhân viên tạp vụ văn phòng

Nhân viên tạp vụ đóng góp một phần quan trọng và không thể thiếu trong các văn phòng làm việc bởi đây là những người đã tạo nên một không gian làm việc sạch đẹp, thoáng mát cho các công ty. Thường ngày, họ sẽ thực hiện các công việc sau:

Vệ sinh sạch sẽ khu vực lễ tân, tiếp khách, các phòng ban làm việc, khu vực hành lang, lối đi và nhà vệ sinh. Xử lý, lau chùi bụi bẩn ở các cửa ra vào, làm sạch các biển báo, bình chữa cháy và các công cụ, thiết bị tại văn phòng được sạch sẽ, gọn gàng. Bên cạnh đó, nhân viên tạp vụ còn có nhiệm vụ sắp xếp, lau dọn bàn ghế ngăn nắp, sạch sẽ và trang trí lại những vật dụng hàng ngày. Trong khung giờ làm việc, họ sẽ phục vụ, chăm lo đời sống của cán bộ nhân viên một cách chu đáo và nhanh chóng nhất. Cuối ngày, khi nhân viên tan làm thì họ còn phải vệ sinh, quét dọn, thu gom rác từ các phòng ban.

  • Lương của nhân viên tạp vụ

Đây là một công việc lao động chân tay thế nên cũng khá vất vả vì thế mức lương cũng là một vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Và mức lương sẽ tùy thuộc vào tay nghề cũng như mức độ công việc mà sẽ dao động từ 5-7 triệu hoặc cao hơn là 7-9 triệu.

Mỗi công việc đều có một vai trò và tầm quan trọng riêng trong cuộc sống, không có công việc nào là dư thừa hay thấp kém. Vì thế khi bạn đã hiểu được nhân viên tạp vụ là gì bạn nên tự hào vì luôn có những người thầm lặng mang đến một môi trường xanh, sạch, đẹp cho chúng ta tận hưởng.

Interior Design Là Gì? Những Công Việc Của Một Interior Design?

Thế giới hiện nay đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc, con người không những có nhu cầu ăn no mặc ấm mà bắt đầu chuyển sang ăn ngon mặc đẹp. Theo đó thì nhu cầu thẩm mỹ của con người cũng ngày càng cao, không những trong vấn đề ăn mặc mà chúng ta còn có nhu cầu làm đẹp cho mọi thứ xung quanh mình. Có thể nói nhà là một tổ ấm cần được trang hoàng vì đó là nơi ta dừng chân sau một ngày làm việc vất vả. Một ngôi nhà đẹp, mát mẻ sẽ giúp tinh thần trở nên thoải mái, thư giãn và để có được một ngôi nhà với không gian đẹp, phù hợp với sở thích của mình thì bạn nên tìm cho mình một Interior Design. Vậy Interior Design là gì? Những bước công việc mà một Interior Design phải làm là gì? Chúng ta hãy theo dõi bài viết để biết thêm nhiều thông tin cần thiết.

  1. Khái niệm

Interior Design theo tiếng Việt được hiểu là thiết kế nội thất. Interior Design là ngành kết hợp từ các lĩnh vực như kỹ thuật, mỹ thuật có sự sáng tạo, từ đó tạo ra sự phối hợp hài hòa giữa màu sắc, ánh sáng, chất liệu để thiết kế cho không gian ngôi nhà, văn phòng, khu sinh thái, tàu, máy bay,…trở nên sinh động, lãng mạn hơn, phù hợp với mục đích của con người.

Interior Design tuy chỉ thiết kế nội thất bên trong tòa nhà nhưng trong quá trình thiết kế cũng cần chú ý đến bề ngoài của chúng để có thể đưa ra những thiết kế phù hợp, logic giữa bên trong và bên ngoài.

  • Những công việc mà Interior Design phải làm
    • Khảo sát dự án, công trình

Một Interior Design chuyên nghiệp thì cần đến tận nơi để xem xét, đo đạc, lấy các thông số kỹ thuật để đưa ra những thiết kế đúng đắn, tránh trường hợp bị sai lệch về kích thước. Interior Design không nhất thiết là lúc nào cũng ngồi chăm chú vào bản vẽ mà phải trực tiếp ra ngoài để có sự quan sát thực tế vì nhiều khi những thông tin xem trong giấy tờ sẽ có sự khác biệt so với thực tế ta nhìn thấy.

  • Tìm hiểu nhu cầu, phong cách khách hàng mong muốn

Đa số khách hàng mong muốn ai đó khi bước vào không gian nhà ở của họ đều có thể cảm nhận được phong cách của chủ nhà. Ngôi nhà thể hiện thần thái, phong cách đặc trưng cũng như sở thích của gia chủ. Vì vậy cần phân tích về đặc điểm, lứa tuổi, tiềm năng kinh tế,…của khách hàng để đưa ra thiết kế cho phù hợp.

  • Lựa chọn màu sắc

Tùy theo yêu cầu, sở thích của khách hàng cũng như mục đích xây dựng tòa nhà, vị trí tòa nhà mà Interior Design sẽ lựa chọn màu sắc chủ đạo cho không gian tòa nhà. Vì thế, một Interior giỏi cũng như được lòng khách hàng sẽ phải đọc nhiều sách khác nhau về màu sắc để am hiểu hơn ý nghĩa của từng màu và sự tương phản của chúng.

2.4 Lựa chọn chất liệu của vật dụng

Sau khi lựa chọn xong màu sắc chủ đạo, điều tiếp theo mà nhà thiết kế nội thất nên làm là lựa chọn vật liệu phù hợp với màu sắc của ngôi nhà. Để làm được điều đó họ cần nghiên cứu kĩ các đặc tính vật lý và hóa học, chức năng của từng loại vật liệu khác nhau.

  • Quyết định về vật dụng nội thất

Hai bước bên trên là tiền đề để Interior Design đưa ra quyết định mua vật dụng nội thất cho ngôi nhà như: tủ, giường, bàn ghế, đèn,…Ngoài chức năng đặc thù của từng loại là chứa đựng, chúng còn có vai trò đặc biệt quan trọng là trang trí nên cần lựa chọn vật dụng có hình dáng, kích thước sao cho thật hợp lý, hài hòa. Nếu không làm được điều đó thì vô tình cấu trúc logic của toàn bộ không gian ngôi nhà sẽ bị phá vỡ.

Ngành nghề nào cũng có những đặc trưng riêng yêu cầu chúng ta cần phải có đủ chuyên môn và trang bị đầy đủ các kỹ năng thì mới có thể làm tốt công việc đó. Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn một số thông tin về Interior Design là gì để bạn hiểu hơn những công việc của một Interior Design. Vì vậy nếu muốn trở thành một Interior Design giỏi và thành công ở lĩnh vực này thì từ bây giờ bạn hãy chuẩn bị những điều này ngay nhé!

Khiêm Tốn Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Người Khiêm Tốn?

Tính cách của con người vô cùng đa dạng, phong phú và là sự kết hợp của nhiều đức tính. Một số đức tính mà con người có đó là: vị tha, chăm chỉ, hiền lành, khiêm tốn,… Vậy nếu bạn đang thắc mắc là làm sao nhận biết một người có tính khiêm tốn thì chúng ta cùng tìm hiểu xem khiêm tốn là gì?

  1. Khái niệm

Khiêm tốn là sự giản dị, đơn giản, biểu thị qua cử chỉ, lời nói, cách ứng xử của một cá nhân với mọi người xung quanh. Người khiêm tốn là người có tinh thần sống tích cực, thấu tình đạt lí, không tự cao, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác. Đặc biệt là không khoe khoang về những gì mình có, không tự mãn và nhờ đó mà họ luôn được mọi người yêu quý, kính trọng. Khiêm tốn giúp bản thân sáng suốt, nhìn nhận được mình có gì và chưa có gì, tránh rơi vào trạng thái ảo tưởng, mơ mộng.

  • Dấu hiệu nhận biết người có đức tính khiêm tốn
    • Biết tha thứ, bỏ qua

Trong cuộc sống ai cũng từng một lần mắc phải sai lầm, vì vậy chúng ta cần có một tấm lòng bao dung đối với người khác. Người bao dung là người không so đo, tính toán, biết tha thứ lỗi lầm cho người khác. Những người như vậy sẽ có được nhiều mối quan hệ, đồng thời còn biến những mối quan hệ từ tồi tệ trở nên thân thiết, tốt đẹp hơn. Một người khoan dung luôn có trái tim sâu sắc, biết lắng nghe, thấu hiểu và nhìn nhận sự việc theo chiều hướng tốt đẹp, tích cực hơn.

  • Chân thành và công nhận người khác

Khi bạn thấy một người có năng lực, xuất sắc thì bạn nên dành cho họ những lời khen chân thành. Điều đó cho thấy bạn đã vượt qua được cái tôi của chính mình, biết công nhận tài năng của người khác, sẵn lòng học hỏi những kiến thức bạn chưa có. Đó là biểu hiện của đức tính khiêm tốn ở bạn.

Trong cuộc sống có rất nhiều kiểu khen khác nhau như khen mỉa mai, đố kỵ,… nhưng khen chân thành là lời khen thể hiện thái độ tích cực của một người khiêm tốn, xác định được vị trí của bản thân. Hơn hết, khi bạn đối xử với mọi người một cách chân thành nhất thì bạn cũng sẽ nhận lại được từ mọi người những điều chân thành và tốt đẹp.

  • Biết chấp nhận khuyết điểm bản thân

Mỗi một cá nhân ai cũng có ưu và nhược điểm, con người không ai là hoàn hảo cả. Vậy người khiêm tốn là người biết cách nhận ra khuyết điểm của mình, đồng thời biết lắng nghe sự góp ý từ người khác, biến những khuyết điểm của mình thành động lực phấn đấu để hoàn thiện bản thân tốt hơn chứ không phải là cố gắng che giấu yếu điểm ấy. Việc che giấu chỉ làm bạn trở nên tiêu cực, ngày càng lạc hậu, kiêu căng, tự phụ và nó vô cùng có hại cho chính bản thân bạn.

  • Không so sánh

Người khiêm tốn thường không so sánh mình với người khác. Mỗi người đều có thế mạnh riêng, bạn nên phát huy tối đa những thế mạnh đó cũng như cải thiện những mặt hạn chế của mình, không nên hơn thua, so đo với bất kì người nào khác. Thay vì ganh đua, đố kỵ với những gì người khác có được thì bạn nên học cách sửa đổi, phấn đấu học hỏi để đạt được những gì bạn mong muốn, làm cho cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn.

  • Giúp đỡ mọi người

Người khiêm tốn là người hay giúp đỡ người khác. Cho đi và không mong cầu sẽ được nhận lại, họ thường làm việc tốt mà không đắn đo, suy nghĩ. Chúng ta đều biết giúp đỡ là hành động mang tính nhân văn, kết nối con người với nhau. Người hay cưu mang người khác sẽ nhận lại sự yêu quý và luôn được mọi người sẵn sàng tương trợ khi gặp khó khăn.

  • Vai trò của khiêm tốn

Khiêm tốn giúp bạn có được một đức tính tốt từ đó nhận biết được mình đang đứng ở đâu, cần học hỏi những gì,… để có thể phát triển bản thân tốt hơn. Không kiêu căng, khoe khoang tạo cho bạn có một ý chí cầu tiến và dễ dàng đạt thành công trong công việc lẫn cuộc sống, được mọi người yêu quý, kính trọng và cả sự chân thành.

Nếu đã hiểu được khiêm tốn là gì? Vậy điều quan trọng là bạn cần rèn luyện cho mình một đức tính khiêm tốn, điều đó sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm với mọi người xung quanh và giúp ích cho cuộc sống cũng  như con đường sự nghiệp của bản thân sau này.