Phương pháp giải quyết vấn đề

Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống cũng như trong công việc, bạn đừng cố né tránh mà hãy đối mặt và tìm được cách giải quyết và hướng đi riêng cho mình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử lý những khó khăn trong từng hoàn cảnh khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn phương pháp giải quyết vấn đề, giúp bạn “gỡ rối” mọi tình huống một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Xem xét về nguồn gốc của vấn đề

Trong cuộc sống, chúng ta thường phải đối mặt về nhiều chuyện xảy ra ngoài ý muốn. Chẳng hạn, khi bạn thực hiện một dự án quan trọng nào đó, nhưng lại gặp khó khăn trong quá trình thực hiện khiến công việc bị đình trệ. Lúc này, bạn thường có xu hướng mất bình tĩnh, lo lắng thậm chí là đổ lỗi. Tuy nhiên, bước đầu tiên để giải quyết mọi chuyện là xem xét nguồn gốc của vấn đề. Hãy xem lại toàn bộ kế hoạch bạn thực hiện và tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại xảy ra.

Sau khi đã tìm được nguyên nhân, bạn sẽ có những cách phân tích hiệu quả và lựa chọn được phương pháp tối ưu khi giải quyết.

Phân tích vấn đề

Phân tích vấn đề là một bước khá quan trọng. Sau khi đã hiểu được bản chất của vấn đề, bạn cần phải phân tích tại sao có lỗi sai đó, đưa ra các giả thuyết xảy ra cũng như xem xét bạn cần mất bao nhiêu thời gian để xử lý.

Tuy nhiên, trong khi phân tích vấn đề, chúng ta hãy luôn bình tĩnh và giữ cho đầu óc thật sáng suốt. Đừng làm quá mọi chuyện trở nên khó khăn hơn, hãy đơn giản mọi thứ. Hãy cố gắng tập trung phân tích nguyên nhân và nguồn gốc, chỉ cần bình tĩnh bạn sẽ tìm được mấu chốt việc cần giải quyết.

Lật ngược vấn đề

Trong một số trường hợp, bạn không thể áp dụng mãi cách xử lý cũ vì nó không mang lại hiệu quả cao hoặc không phù hợp. Hãy thử lật ngược toàn bộ vấn đề và phân tích theo một hướng đi khác. Biết đâu bạn sẽ tìm được cách giúp giải quyết tối ưu và hiệu quả hơn là đi theo lối mòn của mình trước kia.

Xem xét vấn đề trung lập

Hãy xem xét vấn đề qua nhiều khía cạnh khác nhau, nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đừng cố gò bó bản thân trong một khuôn khổ nhất định. Mỗi khía cạnh bạn nghĩ đến sẽ cho bạn một cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, điều đó giúp bạn dễ dàng hơn trong việc giải quyết các tình huống mà mình gặp phải.

Chọn giải pháp khả thi

Sau khi đã xác định được nguyên nhân cũng như phân tích vấn đề một cách cụ thể, bước tiếp theo là bạn cần lựa chọn một giải pháp khả thi. Một kế hoạch tối ưu sẽ bao gồm những yếu tố như: giải quyết được vấn đề lâu dài, hiệu quả đem lại càng nhanh càng tốt và phải khả thi so với tình hình thực tế.

Thực hiện giải pháp

Thực hiện giải pháp là bước quan trọng nhất trong phương pháp giải quyết vấn đề. Mọi thứ từ xác định nguyên nhân cho đến đưa ra kế hoạch tối ưu đã được bạn vạch ra trước đó, thế nên bây giờ là lúc bắt tay vào thực hiện. Một lời khuyên là bạn nên xử lý tình huống một cách từ tốn, đừng hấp tấp vội vàng sẽ dẫn đến việc phát sinh các tình huống khác. Thế nên, khi thực hiện giải pháp, bạn phải luôn đưa ra những phương án dự  trù, giúp bạn dễ dàng ứng phó với các tình huống nảy sinh bất ngờ trong quá trình giải quyết vấn đề.

Đánh giá kết quả

Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước trên, bước cuối cùng là xem xét lại vấn đề từ nguồn gốc, các bước phân tích cho đến lựa chọn giải pháp thực hiện. Việc này sẽ giúp bạn có một cách nhìn tổng quát về cách thức mình đã thực hiện, qua đó đánh giá xem có hiệu quả hay không, đồng thời bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết trong phân tích và giải quyết vấn đề.

Để xử lý những tình huống gặp phải một cách hiệu quả đòi hỏi bạn phải có một quy trình và sự nỗ lực. Với phương pháp giải quyết vấn đề trên, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong công việc cũng như trong cuộc sống khi đối mặt với những vấn đề phát sinh.

Học cách thay đổi giọng nói – 5 bước bạn nên luyện tập thường xuyên

Chắc chắn ai cũng mong muốn bản thân được sở hữu một giọng nói hay, rõ ràng và truyền cảm. Tuy nhiên, một giọng nói hay không phải tự nhiên mà có, nó cần một thời gian nỗ lực luyện tập bền bỉ. Vậy học cách thay đổi giọng nói như thế nào?

Phát âm chuẩn và rõ ràng

Phát âm đánh vần là những kiến thức cơ bản chúng ta đã được học kể từ bé. Tuy nhiên, do tác động của các yếu tố bên ngoài, mà chúng ta thường thay đổi cách phát âm dẫn đến những câu chữ phát ra không được rõ ràng và chính xác. Chính vì thế, muốn phát âm chuẩn, bạn phải tập đọc mỗi ngày từ 10 – 20 trang sách, đọc lớn thành tiếng. Chỗ nào chưa phát âm rõ ràng thì hãy luyện tập lại cho chính xác. Luyện đến khi nào với tốc độ nói nhanh nhưng bạn vẫn chú ý đến việc phát ra rõ ràng từng chữ là thành công.

Trong công việc, bạn phải thường xuyên giao tiếp với đồng nghiệp cũng như đối tác đến từ các vùng khác nhau, nếu bạn phát âm sai thì sẽ gây hiểu nhầm và khiến cho cuộc trò chuyện mất đi sự trang trọng vốn có. Hãy học cách thay đổi giọng nói bằng việc học cách phát âm chuẩn trước tiên.

Làm chủ âm lượng và tốc độ nói

Đừng nên nói quá nhanh hay quá chậm, quá to hay quá nhỏ. Hãy cố gắng luyện tập để có một giọng nói vừa đủ nghe. Bạn chính là người điều khiển và làm chủ tốc độ giọng nói của mình, sao cho người nghe cảm thấy dễ chịu nhất. Bạn thực hành bằng cách có thể luyện tập với người thân và bạn bè, nhờ mọi người góp ý và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Tùy vào tình huống mà bạn có thể lựa chọn tốc độ nói khác nhau, tuy nhiên đừng nên nói quá nhanh hay quá chậm. Nói quá nhanh khiến người nghe không bắt kịp và hiểu hết ý bạn nói và họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, chưa kể đến việc nói nhanh sẽ khiến bạn nói lắp, lặp từ hay bỏ sót thông tin. Còn khi nói quá chậm, người nghe sẽ cảm thấy nhàm chán, họ sẽ dễ buồn ngủ và không muốn nghe bạn nói.

Tạo ngữ điệu êm ái

Ngữ điệu là những từ được nói trầm bổng phụ thuộc vào nội dung cũng như tình cảm mà bạn muốn truyền đạt. Bạn có thể ghi âm lại giọng nói của mình và điều chỉnh ngữ điệu cho hợp lý, những chỗ nào nên lên cao, những chỗ nào nên có ngữ điệu thấp. Điều này sẽ trở thành thói quen và tạo được ngữ điệu hay trong những bài nói của bạn.

Tạo sự truyền cảm

Giọng nói truyền cảm bao giờ cũng thu hút người nghe hơn là những giọng nói không có cảm xúc hoặc những cách nói đều đều gây buồn ngủ. Khi nói chuyện với mọi người, bạn đều muốn người nghe cảm thấy vui vẻ và thoải mái, vì thế hãy nói chuyện bằng sự chân thành, dùng những từ ngữ đẹp, điều đó sẽ mang lại sự truyền cảm trong giọng nói của bạn.

Tập nói giọng bụng

Có bao giờ bạn bị hụt hơi khi nói, bị đau rát ở vùng cổ, họng? Hay có những lúc lời nói bị ngắt quãng và rời rạc khiến người nghe cảm thấy chán? Đó là bạn chưa biết đến kỹ năng luyện nói giọng bụng. Đây là một phương pháp giúp bạn nói to hơn, khỏe hơn âm phát rõ ràng hơn nhưng lại không bị mệt hay hụt hơi. Sau đây là 4 bước giúp bạn luyện tập nói chuyện bằng giọng bụng:

Bước 1: Đứng thẳng, giúp khoang bụng của bạn mở rộng

Bước 2: Hít một hơi thật sâu để lấy đầy phổi và khoang miệng

Bước 3: Hãy nói ra bằng hơi bụng

Bước 4: Thở ra nhẹ nhàng theo từng câu chữ. Đừng thở gấp và không dồn hơi cho một từ hay cụm từ vì bạn sẽ bị hụt hơi.

Hãy luyện tập như thế mỗi ngày, sẽ giúp bạn có một giọng nói to rõ và tràn đầy năng lượng.

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn những thông tin bổ ích để học cách thay đổi giọng nói. Một giọng nói hay sẽ giúp mọi người yêu mến và quý trọng bạn hơn và sẽ tạo sức hấp dẫn riêng cho bản thân mình. Vậy nên bạn muốn sở hữu một giọng nói hay, thì hãy không ngừng luyện tập và trau dồi theo những cách trên nhé.

Lý tưởng là gì? Làm thế nào để tìm lý tưởng sống cho mình

Nếu bạn muốn thành công, bạn cần phải có lý tưởng sống cho riêng mình. Vậy lý tưởng sống là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết nhé!

Đã bao lần, bạn kết thúc một ngày và tự hỏi hôm nay mình đã làm được những gì và có hài lòng vì điều đó không? Đã bao giờ bạn thức dậy vào buổi sáng và tự hỏi mình thích gì, mình muốn thay đổi gì ở bản thân? Nếu bạn không trả lời được những câu hỏi trên thì có nghĩa là bạn không có lý tưởng cho bản thân mình. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu lý tưởng là gì, cần phải làm gì để có lý tưởng sống cho chính mình.

Lý tưởng là gì?

Lý tưởng là một mục đích, một mục tiêu chúng ta theo đuổi và mong muốn đạt được điều đó trong tương lai. Vậy lý tưởng sống là gì? Cũng giống như thế, lý tưởng sống là một khát khao một lẽ sống mà con người muốn hướng đến. Lý tưởng sống sẽ giúp bạn có đủ can đảm, đủ động lực để vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống. Chính vì thế, đối với những ai không có lý tưởng sống, bạn sẽ không biết mình muốn gì và cần gì trong cuộc sống, chỉ sống như thế cho qua ngày và không có một mục tiêu cuối cùng để theo đuổi.

Những cách giúp bạn tìm thấy lý tưởng sống của mình

Viết ra những điều mình thích và ghét

Trước hết, bạn hãy ngồi xuống và lập ra một danh sách các điều mình yêu thích và ghét nhất trong cuộc sống. Theo đó, hãy liệt kê chi tiết đến mức nhỏ nhất có thể, bây giờ hãy tận dụng danh sách này bằng cách thực hiện ngay những điều mình thích để có một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc hơn. Cùng với đó, hãy hạn chế làm những công việc khiến bạn thấy buồn bực, khó chịu.

Gặp gỡ và làm quen với những người thành công

Gặp gỡ và tiếp xúc với những thường thành công sẽ giúp bạn học được nhiều điều từ họ. Họ là những người luôn sống tích cực và truyền cho bạn một nguồn năng lượng sống tích cực. Họ là những người truyền cảm hứng tuyệt vời giúp bạn cảm thấy lạc quan tự tin và chắc chắn sẽ đạt được những điều mình mong muốn trong cuộc sống. Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ rất nhiều, đặc biệt là con người, vì thế đừng ngần ngại tìm cho mình những mối quan hệ mới, trò chuyện với những người thành công trong những lĩnh vực khác nhau. Điều đó giúp bạn nhìn cuộc sống tích cực hơn và tìm được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời của mình.

Hãy kiên nhẫn và đừng dễ dàng bỏ cuộc

Có những lý do giải thích cho việc tại sao con người thường dễ dàng từ bỏ, đó là vì muốn thành công nhanh chóng, sợ sai lầm, không tin tưởng vào bản thân mình. Đúng vậy, bỏ cuộc là một từ chúng ta thường nghĩ đến khi gặp phải một chút khó khăn. Tuy nhiên, một lời khuyên là một khi bạn đã tìm được mục tiêu cho cuộc sống thì hãy cố gắng từng ngày, đừng dễ dàng từ bỏ.

Đọc sách mỗi ngày

Sách mang đến cho chúng ta một nguồn tri thức vô tận. Sách không chỉ là người bạn đồng hành trong mỗi lĩnh vực mà còn là một người thầy giúp chúng ta học được rất nhiều điều, biết được bản thân cần gì, muốn gì và nên làm gì để có một cuộc sống hạnh phúc. Bên cạnh đó, sách còn truyền cảm hứng và mang đến cho bạn một cuộc sống lạc quan và tích cực hơn.

Trao cơ hội cho chính mình

Trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng gặp được những cơ hội tốt cho chính mình. Điều quan trọng là bạn phải biết nắm bắt cơ hội. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự tạo cơ hội cho chính mình bằng cách từ bỏ những lo lắng, sợ hãi, hãy sống theo cách mình muốn, làm những thứ mình thích và gặp những người cần gặp. Đó là một trong những cách giúp bạn tìm được lý tưởng sống và theo đuổi.

Lý tưởng là gì? Chắc chắn bạn đã hiểu được trong bài chia sẻ trên. Đừng ngần ngại đi tìm cho mình một lý tưởng sống. Đừng ngần ngại đi tìm cho mình những cơ hội mới và gặp những người bạn mới. Bạn sẽ nhận ra được những điều mình thích làm, muốn làm và muốn đạt được trong cuộc sống này. Nhưng nên nhớ, đừng bao giờ bỏ cuộc chỉ vì một chút khó khăn nhé!

Kỹ năng cần có của telesales là gì?

Telesales là một công việc phổ biến và được nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay. Theo đó, telesales là những người trao đổi thuyết phục khách hàng thông qua điện thoại, giúp công ty chốt được những hợp đồng cũng như những sản phẩm và mang về doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để trở thành một telesales chuyên nghiệp, bạn cần phải thành thạo rất nhiều kỹ năng khác nhau. Vậy kỹ năng cần có của telesales là gì? Cùng tham khảo trong bài viết này nhé!

Kỹ năng giao tiếp

Như bạn đã biết, điểm hạn chế nhất trong việc giao tiếp với khách hàng của nhân viên telesales là không được gặp mặt và trò chuyện trực tiếp với họ. Chính vì thế, giọng nói qua điện thoại là rất quan trọng, nó sẽ thể hiện thái độ, tính cách cũng như cách tư vấn của bạn với người mua. Thế nên, trước hết để trở thành nhân viên telesales là bạn phải có một giọng nói dễ nghe, nhẹ nhàng và tạo thiện cảm ngay lần đầu nói chuyện với khách hàng. Như thế, khách hàng thích nghe hơn và nhu cầu mua sản phẩm cũng tăng theo.

Bên cạnh đó, trong bất kỳ cuộc gọi nào, đặc biệt là gọi điện để tư vấn sản phẩm cho khách hàng, bạn phả có lời chào, đồng thời giới thiệu tên mình và tên công ty một cách mạch lạc và rõ ràng giúp khách hàng nắm được những thông tin quan trọng và cần thiết từ bạn.

Kỹ năng lắng nghe

Là một nhân viên telesales, không có nghĩa là bạn chỉ nói và chỉ biết tư vấn cho khách hàng, nói được càng nhiều càng tốt. Thay vào đó, hãy để cho khách hàng đặt câu hỏi về những thắc mắc sản phẩm mà họ gặp phải. Khách hàng sẽ cảm thấy được tôn trọng khi bạn lắng nghe họ nói, đồng thời họ cũng sẽ có ấn tượng tốt về bạn.

Khi lắng nghe, bạn nên tập trung vào lời nói của khách hàng, tránh làm những việc riêng gây mất tập trung. Điều đó sẽ khiến bạn bỏ sót thông tin cũng như hiểu sai ý của khách hàng và có những giải quyết không thỏa đáng cho họ.

Kỹ năng xử lý tình huống

Khi tư vấn cho khách hàng qua điện thoại, chắc chắn sẽ không tránh được những tình huống khó khăn từ khách hàng, đặc biệt là những người khó tính. Chẳng hạn, bạn sẽ được hỏi những câu hỏi khó hoặc quá khắt khe về sản phẩm, thậm chí có những người cho rằng sản phẩm của bạn không đủ đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Khi gặp phải những tình huống này, trước hết bạn phải bình tĩnh và tuyệt đối không thể hiện sự khó chịu đối với họ. Sau đó, hãy bình tĩnh thuyết phục họ và đưa ra những lợi ích thiết thực mà sản phẩm mang lại đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Bên cạnh đó, nếu được bạn hãy hẹn gặp khách hàng để có thể tư vấn một cách rõ ràng và chi tiết hơn về sản phẩm.

Đôi khi trong một số tình huống, khách hàng sẽ nói chuyện cáu gắt với bạn, thậm chí là tắt máy ngang. Đây là những tình huống mà nhân viên telesales nào cũng gặp phải, bạn nên bình tĩnh, lịch sự, cư xử khéo léo giúp khách hàng giải tỏa căng thẳng. Đồng thời xem như là một bài học rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Kỹ năng ghi chép

Ghi chép là một kỹ năng cần có của telesales. Theo đó, rất khó khăn để bạn ghi nhớ hết những thắc mắc cũng như yêu cầu của khách hàng về sản phẩm. Thông thường những cuộc gọi đến khách hàng thường rất ngắn nhưng giúp bạn biết được rất nhiều những thông tin từ họ. Vì thế, để không bỏ sót bất kỳ thông tin nào mà khách hàng trao đổi, bạn cần phải học kỹ năng ghi chép nhanh. Để nắm bắt được thông tin trong cuộc hội thoại bạn cần ghi chép khoa học và mạch lạc. Điều này giúp bạn dễ dàng tìm kiếm được thông tin cũng như hiểu được những lo lắng về sản phẩm mà khách hàng đang gặp phải, đồng thời giúp bạn đưa ra cách chốt đơn hiệu quả nhất.

Để trở thành một nhân viên tư vấn bán hàng giỏi bạn cần biết được những kỹ năng cần có của telesales. Nếu bạn muốn theo đuổi công việc này, thì đừng quên học tập và trao dồi những kỹ năng cần thiết từ hôm nay nhé!

Học cách làm giàu của người Trung Quốc – 7 bí quyết giúp bạn thành công

Trung Quốc là quốc gia đông dân số, tuy nhiên lại thuộc đất nước có nhiều người giàu nhất. Vậy người Trung Quốc làm giàu như thế nào?

Hiện nay, Trung Quốc cũng nằm trong nhóm quốc gia phát triển nhanh chóng nhất trên thế giới. Đây là đất nước cung cấp nguồn hàng hóa xuất khẩu đến rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Vì thế, Trung Quốc là một quốc gia có rất nhiều người giàu và tỷ phú. Vậy người Hoa làm giàu như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn bí quyết học cách làm giàu của người Trung Quốc.

Nghiên cứu thị trường khi bắt đầu kinh doanh

Khi bắt đầu kinh doanh một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, người Hoa thường có xu hướng tìm hiểu rất kỹ về thị trường. Sau đó họ sẽ xem xét có nên đầu tư vào lĩnh vực này hay không. Họ là một người rất cẩn trọng trong việc đầu tư, làm ăn buôn bán.

Đúng vậy, việc nghiên cứu thị trường là rất cần thiết khi bắt đầu kinh doanh. Việc khảo sát giúp chúng ta nắm bắt được thông tin thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng, giúp doanh nghiệp hiểu được tâm lý khách hàng và đưa ra sản phẩm phù hợp với lợi ích mà họ mong muốn.

Luôn tin tưởng vào bản thân

Một số người thường hay thất bại bởi vì họ không có niềm tin vào bản thân. Khi làm một việc gì đó, họ thường dễ chán nản, bỏ cuộc và nghĩ mình sẽ không làm được vì thế họ rất dễ từ bỏ. Chính vì vậy, bạn phải học cách làm giàu của người Trung Quốc là luôn tin tưởng vào bản thân mình.

Trước khi quyết định một vấn đề nào đó, người Hoa luôn tin về năng lực cũng như những quyết định của bạn thân. Nhờ đó, họ luôn chắc chắn là mình sẽ làm được, sẽ thành công cho dù công việc đó rất khó khăn. Hơn nữa, họ luôn biết phấn đấu để đạt được mục tiêu và kế hoạch đã đề ra.

Luôn tôn trọng người khác

Cho dù người đó là nghèo hay giàu, có địa vị cao hoặc thấp trong xã hội, bạn phải luôn tôn trọng với họ. Người Trung Quốc quan niệm rằng sẽ không có ai nghèo mãi, biết đâu trong tương lai họ sẽ giàu, thành công và họ sẽ giúp đỡ lại mình. Chính vì thế, phải luôn tôn trọng cho dù họ có làm bất cứ ngành nghề gì trong cuộc sống.

Tận dụng dư luận

Tận dụng dư luận có nghĩa là bạn tận dụng làn sóng truyền miệng để lan truyền một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Khi sản phẩm được lan truyền và được nhiều người nhắc đến, người Hoa sẽ tò mò và có xu hướng tìm mua sản phẩm đó. Qua đó, giúp bạn sẽ bán được nhiều hàng và sản phẩm của bạn sẽ được giới thiệu rộng rãi trên thị trường.

Đầu tư vào hình ảnh, bao bì

Sản phẩm không chỉ chất lượng, mà còn phải đẹp mắt để thu hút khách hàng. Vì thế, người Trung Quốc rất chú trọng trong việc thiết kế bao bì sao cho đẹp mắt. Sản phẩm có  bao bì đẹp mắt bao giờ cũng sẽ kích thích khách hàng muốn mua hơn, qua đó giúp doanh nghiệp bán được hàng hiệu quả hơn.

Tạo sự mới lạ trong sản phẩm

Khi sản phẩm của họ bão hòa hoặc có dấu hiệu suy yếu, không vì thế mà họ chuyển sang kinh doanh một thứ khác. Thay vào đó, họ sẽ linh hoạt thay đổi cũng như cải tiến sản phẩm, bên cạnh đó tạo sự mới lạ để thu hút khách hàng.

Luôn biết cách đầu tư và làm giàu

Người Trung Quốc có đầu óc rất nhạy bén. Thông thường, họ không kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định, mà tham gia đầu tư trong rất nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn, khi họ đã có một nền tảng vững chắc trong lĩnh vực ăn uống, họ sẽ không vì vậy mà hưởng thụ, người Hoa luôn tìm kiếm những cơ hội mới, bằng cách đầu tư vào những công việc kinh doanh khác chẳng hạn như bất động sản, chứng khoán… Qua đó, thấy được, người Hoa luôn có tầm nhìn cũng như nhanh nhạy nắm bắt được xu hướng thị trường để làm giàu.

Thông qua bài viết trên, bạn đã có thêm kiến thức về học cách làm giàu của người Trung Quốc. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, mỗi vùng miền họ sẽ có những tư duy suy nghĩ về cách làm giàu khác nhau. Hãy dành thời gian nghiên cứu, tham khảo để kết hợp được cách làm giàu ở nhiều dân tộc khác nhau, qua đó sẽ giúp bạn có được bí quyết kinh doanh của riêng mình.

Khát vọng là gì? Biểu hiện như thế nào?

Tin rằng mỗi một người ai cũng có khát vọng để hướng đến, trong đó nhiều bạn ra sức nỗ lực thực hiện giấc mơ. Trái lại, đối với một số người khát vọng mãi chỉ là khát vọng trong ảo tưởng nếu họ không thực hiện chúng.

Trong xã hội, nhiều người đã thành công trên các lĩnh mà họ lựa chọn và đằng sau đó chính là những khát vọng lớn lao đã được ấp ủ bấy lâu. Không giống như ước mơ viễn vông bằng một tâm hồn thơ dại của những đứa trẻ mà đối với chúng ta việc vạch ra kế hoạch và dùng nội lực mạnh mẽ của mình để thực hiện thì lúc này chúng ta mới hiểu hết khát vọng là gì. Vậy như thế nào mới thể hiện được rằng bạn có khát vọng?

Khát vọng là gì? Các câu nói hay về khát vọng

Khát vọng được hiểu đơn giản giống như những ước mơ, hoài bão mà con người mong muốn có được. Nhưng ở khát vọng lại tồn tại một nội lực mạnh mẽ hơn, thúc giục chúng ta cố gắng để vượt qua mọi trở ngại và không bao giờ mỏi mệt trước mọi hành động để đạt được mục tiêu. Những người có khát vọng vĩ đại thường đề ra mục tiêu cụ thể để thực hiện hơn là ngồi đó mơ mộng.

Đồng hành cùng quá trình thực hiện thì không thể thiếu những câu nói mà bạn tâm đắc như: “Sống và khát vọng thành công không còn là bí mật”, “Chỉ có những khát vọng và những khát vọng lớn lao mới có thể nâng tâm hồn lên tầm vĩ đại”, “Khát vọng vươn lên phía trước đó chính là mục đích của cuộc sống”… để mỗi khi chúng ta có ý định bỏ cuộc thì sẽ nhớ về chúng.

Khát vọng có thể là của một nhóm người, cộng đồng người hay một cá nhân nào đó. Chẳng hạn, khát vọng về một Việt Nam cường thịnh của toàn thể dân tộc Việt Nam và tất cả chúng ta đang nỗ lực vì điều đó. Và khát vọng của một cá nhân, ví dụ câu chuyện về doanh nhân trẻ Trương Thành Đạt(CEO and CO Founder của công ty Cổ Phần TODAYCORP JSC) với niềm đam mê đọc sách bất tận dẫn đến mong muốn kết nối những người có cùng sở thích để chia sẻ những câu chuyện hay. Qua đó, lan tỏa lợi ích của việc đọc sách đến nhiều người và khơi dậy niềm hứng thú trong họ. Thế là dự án mang tên Zicxa Books ra đời từ đó.

Biểu hiện của khát vọng

Bạn hãy nhìn vào gương của những người thành đạt đa phần họ thực hiện khát vọng của mình bằng những việc làm cụ thể và mỗi ngày trôi đi luôn là sự cố gắng tăng dần chứ không hề giảm đi. Để đạt được mục tiêu thì không thể bỏ qua các yếu tố sau:

Nghiêm khắc với bản thân: Trong học tập và cả công việc dường như những người có khát vọng không bao giờ hài lòng với kết quả hiện tại mà đối với họ thành quả phải cao hơn nếu còn có thể. Luôn luôn có những kế hoạch và mục tiêu trong mỗi giai đoạn thực hiện, ra sức hoàn thành và sẽ làm tốt hơn trong những lần sau đó.

Gắn liền với mục đích: Khác với những ước mơ xa rời thực tế, khát vọng luôn hướng đến mục tiêu cụ thể mà ta có thể ra sức thực hiện. Chẳng hạn, nếu hôm nay bạn không có tiền thì ngày mai và những ngày sau đó phải ra sức làm việc và tiền tự động đến tay bạn. Nếu bạn không có chuyên môn giỏi thì hãy học hỏi và rèn luyện ngay để bù đắp lỗ hỏng kiến thức của mình, hoặc yếu kỹ năng nào thì chúng ta cứ chủ động rèn luyện… Tất cả chỉ dựa vào tinh thần tự giác có ý thức của chính mỗi người.

Không bỏ cuộc: Từ bỏ là việc làm không bao giờ xảy ra với những người có khát vọng thật sự. Bởi với họ khát vọng gắn liền với mục đích sống, cực kỳ mãnh liệt và cháy bỏng. Đến nỗi khi gặp những vấp ngã, họ sẵn sàng vượt qua và thậm chí còn vùng vẫy mạnh mẽ hơn những lần sau đó nhờ vào kinh nghiệm đã gặt hái được.

Đi tìm khát vọng từ đâu?

Trước tiên, hãy khám phá bản thân bằng cách học tập và rèn luyện thật tốt, tham gia các hoạt động, đi nhiều hơn, khám phá nhiều hơn về tất cả mọi thứ xung quanh, duy trì những sở thích tích cực và tìm kiếm nhiều điều mới mẻ mỗi ngày… Đây là nền tảng giúp chúng ta nuôi dưỡng những khát vọng và chính bản thân sẽ phát hiện điều mình muốn làm từ những việc đã trải nghiệm.

Nếu thật sự tìm được mục tiêu của chính mình thì khi ấy bạn sẽ nhận thấy một sức mạnh cứ thúc giục chúng ta thực hiện một kế hoạch nào đó. Lúc này, khát vọng mới thật sự hiện hữu và đừng vội vàng nhầm lẫn giữa khát vọng và một sở thích bình thường.

Một người không dám dấn thân và đấu tranh để thực hiện điều mình muốn thì khó có thể hiểu được khát vọng là gì. Vậy nên, bạn hãy tạo cho cuộc sống của mình thật nhiều màu sắc và đừng để những năm tháng học tập, công việc… trở nên tẻ nhạt và buồn chán.

Bước ra khỏi vùng an toàn nên thử hay không?

Trong cuộc sống lẫn công việc, nếu bạn muốn đạt được thành quả nào đó thì phải ra sức cố gắng và nỗ lực. Nếu muốn dễ dàng mà có thì đây là ý nghĩ của những người chỉ thích ở yên trong thế giới của mình mà không muốn bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân.

Bất kể ai cũng có lúc rơi vào trạng thái hụt hẫng, bế tắc và những cảm xúc tiêu cực bao vây bóp nghẹn chúng ta đến mức ngẹt thở. Và lúc này, chỉ một ý nghĩ duy nhất chính là buông xuôi để tìm một nơi an nhàn, thảnh thơi. Nhưng sự từ bỏ lại là việc làm cắt đứt tia sáng để hướng đến những hoài bão mà mình đã đặt ra. Vậy nên, chúng ta có nên bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân hay không?

Có nên bước ra khỏi vùng an toàn?

Có nên bước ra khỏi vùng an toàn? Một câu hỏi dành cho đối tượng là những người trẻ đang chập chững bước vào đời mà đa phần là các bạn sinh viên. Ngày nay, câu chuyện thức khuya và dậy muộn đã quá quen thuộc trong giới sinh viên vì thời gian của họ là để lướt facebook, xem phim, chơi game… Nhưng cũng có đôi lúc một số bạn lại bật lên suy nghĩ rằng bản thân không thể cứ mãi như thế này. Và rồi những kế hoạch được lập ra để thay đổi như: đi làm thêm, ngủ sớm, dậy sớm, tập thể dục, tham gia nhiều hoạt động để rèn luyện bản thân…

Thế nhưng, đến lúc thực hiện chúng ta lại trì hoãn với suy nghĩ là: “Thôi để năm sau hẳn làm”. Cứ như thế năm nhất rồi lại năm 2 đến năm thứ 3 các bạn cũng lấy lại tinh thần để thực hiện. Nhưng đến lúc trải nghiệm thật sự một số người lại cảm thấy mệt mỏi và cuối cùng là bỏ cuộc. Nhưng trái lại, một số bạn lại có ý nghĩ khác là: “Sao mình không làm điều này sớm hơn nhỉ”, chợt nhận ra là mình đã lỡ rất nhiều thời gian.

Dĩ nhiên, việc dấn thân vào xã hội không hề dễ dàng như mọi người vẫn nghĩ mà rất cần một ý chí và tinh thần cứng rắn thì mới có thể bước đi. Đặc biệt, sẽ có khoảng thời gian bạn gặp rất nhiều áp lực, nhưng điều này là chất liệu giúp chúng ta trưởng thành hơn và khám phá được những điều mà bản thân mình thật sự mong muốn.

Bước khỏi vùng an toàn bạn sẽ được những gì?

Lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn mang đến những lợi ích tích cực mà chính bạn cũng không ngờ đến. Đầu tiên, là rèn luyện các kỹ năng mà sau này sẽ là “vũ khí” giúp bạn tìm kiếm những cơ hội phát triển mới. Bao gồm những kỹ năng về giao tiếp, làm việc tập thể, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và tạo dựng những mối quan hệ xã hội…

Thử sức với một việc làm mới. Bạn có thể search google từ khóa: việc làm hoặc từ khóa tiếng anh vietnamworks để tìm công việc tại một công ty nước ngoài.

Quan trọng hơn hết là cảm giác của những nỗi sợ không còn trong tâm trí của bạn như trước kia mà thay vào đó là sự thích thú khi đối đầu với những thử thách mới. Chẳng hạn, bạn ngại giao tiếp, phát biểu trước đám đông, nhưng nếu lần đầu tiên bạn vượt qua được thì đến lần thứ 2 và thứ 3 trở đi chúng ta lại cảm thấy việc này rất bình thường và ngày càng muốn nói nhiều hơn và muốn phát biểu nhiều lần sau đó để nói hay hơn.

Bên cạnh đó, là sự tiếc nuối cho những ngày tháng bỏ phí mà đáng lẽ ra chúng ta nên tận dụng để thay đổi bản thân vào lúc đó. Song song với điều này lại là một cảm giác phấn khởi, hân hoan với những gì mà mình đã tạo ra. Qua đó, khi nhìn lại bạn có thể phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để khắc phục và chuẩn bị cho những kế hoạch mới. (tải công cụ lập kế hoạch hành động)

Cách để bước ra khỏi vùng an toàn

Từ giờ chúng ta có thể chủ động hơn, kể cả trong công việc bạn đừng mãi ở yên một vị trí lặp đi lặp lại một cách nhàm chán mà hãy sáng tạo, học hỏi những điều mới mỗi ngày. Đặc biệt, chủ động, cởi mở nhiều hơn nếu trước đây bạn là người thụ động và đừng ngại những thay đổi này vì mọi thứ chỉ giúp bạn trở nên tốt hơn trong mắt những người xung quanh.

Trở về cuộc sống hằng ngày chúng ta hãy trau chuốt bản thân trở nên tươm tất. Nếu trước đây bạn sống một cách nhạt nhòa, lặng lẽ thì giờ hãy thay đổi bằng cách đi nhiều hơn, gặp gỡ và giao tiếp với nhiều người qua những chuyến du lịch, hoặc tham gia một phong trào nào đó. Qua đây, cách nghĩ và việc làm của bạn cũng vì thế mà thay đổi.

Mỗi người đều phải tự mình vượt lên mọi chướng ngại để đạt được mục đích và để làm được điều này không có cách nào khác là bạn phải bước ra khỏi vùng an toàn trước tiên, tiếp đến là thiết lập những kế hoạch mới. Khi đã về đến đích của sự thành công chúng ta sẽ không còn cảm giác sợ hãi với bất kỳ điều gì diễn ra sau đó. Vì thế, hãy dừng sự tự ti, nhút nhát mà dũng cảm đứng lên đi nhé!

Những bài học rút ra từ công việc đầu đời

Trong cuộc sống của chúng ta – khoảng giữa những năm 20 đến giữa những năm 30 – chúng ta thường cảm thấy mơ hồ, bối rối và lo lắng trong cả chuyện cá nhân lẫn sự nghiệp.

Khi tìm việc làm, chúng ta thường tự hỏi, liệu đây có phải là công việc phù hợp với mình không?

Đây có phải là con đường sự nghiệp mà mình muốn? Khi nào mình sẽ bắt đầu cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống của mình?

Đây là ba bài học từ công việc đầu tiên có thể giúp bạn cảm thấy phát triển hơn trong sự nghiệp tương lai của mình

Bạn không chọn nghề nghiệp.

Việc làm đầu tiên của bạn sẽ không phải là công việc bạn làm suốt quãng đời còn lại. Những người trong lực lượng lao động ngày nay sẽ thay đổi công việc (và con đường sự nghiệp) thường xuyên hơn bất kỳ thế hệ nào khác trong lịch sử, điều đó thật đáng kinh ngạc.

Hãy suy nghĩ về điều này: công nhân trung bình chỉ ở tiếp tục công việc của họ khoảng 4,4 năm trước khi tìm thấy vị trí, lời đề nghị hoặc công ty tiếp theo để làm việc.

Ngày này, nhiều người trong chúng ta thậm chí sẽ không làm một công việc kéo dài 4 năm và nếu đúng như vậy, thì bạn sẽ có hơn 15 cơ hội để tự tái tạo lại mình trong suốt sự nghiệp của bạn.

Hãy giảm áp lực cho bản thân mình. Trong quá trình tìm việc làm, sẽ hiệu quả hơn khi tự hỏi bản thân: trong vai trò này tôi có đang học hỏi, trưởng thành và phát triển hơn hay không.

Ngồi ở vị trí tài xế, hoặc người khác sẽ làm thay bạn

Mỗi người trong chúng ta là người lèo lái của chính cuộc đời mình. Bạn phải làm chủ con đường của chính bạn. Đó là bước đi quan trọng trong sự phát triển của riêng bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo.

Khi bắt đầu một công việc, bạn có thể đưa ra sự lựa chọn, cái sẽ đẩy bạn theo một hướng này hay hướng khác.

Những lựa chọn đó tích luỹ theo thời gian, vì vậy hãy làm những gì quan trọng đối với bạn trong thời gian dài.

Bạn có thể bắt đầu từ những bước đi nhỏ như chủ động giúp một thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Tiếp theo, bạn có thể  nhờ một đàn anh mà bạn ngưỡng mộ và yêu cầu hướng dẫn công việc đến bạn.

Sau đó, bạn có thể nói chuyện với sếp của bạn về khả năng có thể nhận những công việc có yêu cầu cao hơn và cách bạn có thể đạt được điều đó.

Đây là tất cả những cách mà bạn có thể chứng minh cho bản thân (và những người xung quanh bạn) rằng lãnh đạo là hành vi, không chỉ là chức vụ – và bạn có thể trở thành người lãnh đạo từ chỗ mà bạn đang ngồi trong ngày hôm nay.

Sếp không giống như giáo viên

Tara Mohr nhắc nhở chúng ta trong quyển Playing Big của ông rằng chúng ta cần phải nhớ không xem sếp của mình là giáo viên. Bạn có thể tạo giá trị cho mình bằng cách trình bày quan điểm với sếp, dĩ nhiên là với một sự tôn trọng.

Nếu may mắn, sếp của bạn sẽ thực sự coi trọng quan điểm của bạn và gợi ý cho bạn một cách thường xuyên.

Nếu bạn cảm thấy như thiếu một cái gì đó trong mối quan hệ của bạn với quản lý của bạn, hoặc bạn muốn họ làm một cái gì đó tốt hơn, hãy đưa ra đề xuất. Điều này có thể tạo ra sự khác biệt cần thiết để bạn yêu quý công ty và vai trò của mình.

Việc làm và công ty rất nhiều và đa dạng. Chúng ta không có đáp án đây có phải là đích đến cuối cùng hay không, đặc biệt nếu bạn đang ở trong một cuộc khủng hoảng của bản thân trong quá trình tìm việc làm.

Hãy yên tâm, đây là điều mà hầu hết mọi người đều trải qua. Hãy xem rào cản như một cơ hội. Tìm kiếm cơ hội để thể hiện mình là một nhà lãnh đạo (và được xem là một nhà lãnh đạo) sẽ giúp bạn tối ưu hóa vị trí hiện tại của bản thân.

15 bí kíp để vượt trội hơn trong công việc

Hầu hết chúng ta đều khao khát trở thành những nhân viên xuất sắc, và gặt hái nhiều thành công trong công việc. Tuy nhiên, điều đó lại không hề đơn giản như việc bạn chỉ cần hoàn thành công việc của mình là được. Sự thành công ấy cũng cần phải được rèn giũa từ những phẩm chất chuyên môn song song với kỹ năng làm việc nhóm.

Chúng tôi sẽ cho bạn thấy làm thế nào để phát triển những kỹ năng đó ngay trong bài viết này. Hãy cùng tham khảo qua 15 bí kíp dưới đây để đạt được thành công hơn trong công việc nhé.

  • Học cách hoàn thành tốt công việc

Có một sự khác biệt giữa hoàn thành công việc và hoàn thành tốt công việc. Nỗ lực nhiều hơn nữa, không ngừng cải thiện những điểm yếu của mình, và từng bước lấp đầy những lỗ hỏng trong sự nghiệp của bạn mà nhờ đó còn có thể giúp bạn tỏa sáng hơn.

  • Làm việc chăm chỉ hơn

Nếu như trước đây, bạn nghĩ chỉ cần hoàn thành công việc là hết trách nhiệm, thì bây giờ bấy nhiêu đó thôi vẫn chưa đủ. Bạn không chỉ phải hoàn thành công việc mà thêm vào đó bạn phải luôn đặt bản thân trong tình trạng sẵn sàng giải quyết công việc bất kỳ lúc nào.

  • Ứng xử một cách chuyên nghiệp

Công viêc của bạn là gì không quan trọng, quan trọng là bạn phải tập trung vào công việc của mình thật nghiêm túc, và ứng xử thật chuyên nghiệp trong mọi tình huống. Sự chuyên nghiệp có thể biểu hiện qua cách làm việc, giao tiếp, thậm chí là cách ăn mặc sao cho thật phù hợp với công việc.

  • Thể hiện thái độ lạc quan

Sẽ có những lúc, công việc khiến bạn cảm thấy thật áp lực. Nhưng nếu bạn có thể rèn cho mình một tinh thần lạc quan, sẵn sàng đối mặt thử thách đó thì nó sẽ trở nên rất hữu ích. Chính vì thế mà người ta vẫn mong muốn được hợp tác với những người luôn thể hiện sự tích cực trong mọi tình huống hơn là những người bi quan.

  • Nắm bắt những sáng kiến

Bạn đã bao giờ thoát ra khỏi sự rập khuôn trong công việc chưa? Bạn có từng đưa ra một ý tưởng độc đáo nào đó để giải quyết vấn đề? Hoặc là một đề xuất mới đến sếp của bạn? Việc bạn có những sáng kiến mới thì không hề giống như là bạn đã biết quá rõ về nó nhé.

  • Là một đồng đội tốt

Muốn thành công, hãy trở thành một đồng đội tốt trước đã. Hãy tự đánh giá về các vấn đề cốt lõi như cách giao tiếp, các mối quan hệ,..Và cuối cùng, chính là “phản hồi” chân thực nhất từ các đồng nghiệp của mình để có thể hoàn thiện bản thân tốt hơn.

  • Hiểu sếp của mình

Không cần quá thân thiết, cũng không cần phải có tác phong hệt như cấp trên của bạn, nhưng bạn nhất định phải hiểu sếp của mình. Và đó là mấu chốt quan trọng để có thể hoàn thành công việc đúng như mong đợi của cấp trên.

  • Hiểu ý nhà quản lý

Nhiều người làm việc nhiều năm liền mà không hề hiểu được ý của người quản lý ở công ty. “Hãy dành thời gian để tìm hiểu về mục tiêu, sản phẩm/dịch vụ, cùng các chiến lược của doanh nghiệp”

  • Học cách đón nhận sự phê bình

Chúng ta đều cảm thấy thật khó chấp nhận khi bị người khác phê bình? Và làm thế nào có thể thay đổi dựa vào những lời nhận xét ấy? Thực chất, sự phê bình nào cũng góp phần giúp chúng ta có thể hoàn thành công việc tốt hơn thôi.

  • Xây dựng các mối quan hệ tốt

Tạo dựng được một mối quan hệ tốt gần như sẽ đạt được sự hài lòng tuyệt đối trong công việc. Qua đó, bạn cũng có thể vận dụng được khả năng của mình để  giải quyết công việc tốt hơn .

  • Học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới

Khi bạn gắn bó quá lâu với một công việc, sẽ có lúc bạn cảm thấy nó trở nên nhàm chán. Hãy tìm tòi và học thêm nhiều kỹ năng mới, hoặc tham gia vào các khóa đào tạo từ công ty sẽ tiếp thêm động lực cho bạn làm việc tốt hơn.

  • Là một phần của hướng giải quyết

Nếu bạn nhìn thấy được vấn đề, hãy cùng mọi người đưa ra phương hướng giải quyết cho nó thay vì chỉ ngồi một chỗ chỉ trỏ và chờ thành quả từ người khác.

  • Tránh những cuộc tán gẫu không cần thiết

Hãy tránh những câu chuyện phím không cần thiết ngay cả khi bạn là một nhân viên tiềm năng đi chăng nữa. Bạn hoàn toàn có thể bị mất điểm với cấp trên của mình, và những câu chuyện phiếm ấy cũng khiến cho bạn không còn sự tập trung tuyệt đối cho công việc nữa.

  • Là một tình nguyện viên cho những dự án mới

Để ghi điểm tuyệt đối trong mắt các nhà quản lý, bạn hãy mạnh dạn nhận thêm các dự án cũng như trọng trách mới. Điều đó sẽ mang lại hiệu quả công việc tốt hơn, hoặc tạo ra một hướng đi mới trong sự nghiệp của bạn.

  • Cố vấn cho những nhân viên mới hoặc người trẻ tuổi

Nếu có thể, bạn hãy truyền đạt lại những kinh nghiệm cùng các kỹ năng khi công ty có thêm nhân viên mới. Điều đó hoàn toàn có thể khiến bạn trở nên tuyệt vời hơn trong mắt nhà quản lý và cùng các cộng sự.

Đôi dòng suy nghĩ  sau cùng để đạt được ưu thế hơn trong công việc

Chúng ta hãy một lần nỗ lực hết mình cho công việc ngay khi có thể. Không cần thiết phải gây ấn tượng với cấp trên chờ đợi sự thăng tiến. Mà hơn hết, chúng ta hãy tự xây dựng cho mình một lối suy nghĩ phải luôn hoàn thành thật tốt công việc được giao.

Nên nhớ, nếu bạn là một người hoàn toàn mới, hãy luôn đặt ra câu hỏi (Dù câu hỏi ấy có lặp lại, chỉ cần bạn chắc chắn đã nắm rõ được thông tin), không nên tự bản thân giải quyết khi không có được sự chắc chắn. Hãy học tập những phương pháp trên để hoàn thành tốt công việc hơn nhé. 

7 cách để thu hút tuyển dụng nhân tài trẻ

  1. Tạo một nơi mà họ muốn làm việc

Là một người thuộc thế hệ trẻ, và tôi có thể nói với bạn những nơi có thể giữ chân tôi lại làm việc là những nơi tạo cơ hội và điều kiện để phát triển. Tôi yêu thích một nơi làm việc linh hoạt, không đặt nặng áp lực về thời gian bắt đầu và kết thúc công việc.

Chú trọng vào chất lượng công việc, đòi hỏi phát triển kỹ năng quản lý. Nhân viên thuộc thế hệ trẻ ngày nay cần được phát triển và các nhà quản lý cần biết cách khai thác họ.

  1. Phác thảo lộ trình nghề nghiệp

Khi tìm việc làm, nhiều người trẻ hiện nay có xu hướng quan tâm đến vị trí công việc. Do đó, việc thường xuyên họp phòng ban và lên kế hoạch phát triển dự án là rất quan trọng để giữ chân nhân viên làm việc.

Điều quan trọng là vạch ra một kế hoạch, đặt ra các mốc quan trọng mỗi sáu tháng để theo dõi tiến độ công việc.

  1. Làm việc trong sự vui vẻ

Chúng ta sống trong một thời đại mà trong đó nỗi lo lắng về sự thiệt thòi diễn ra thường xuyên.

Hãy cho các nhân viên trẻ tuổi của bạn biết rằng những trải nghiệm mà bạn tạo cho họ thì rất thú vị.

Khi nhân viên của bạn cảm thấy hạnh phúc, họ ít có khả năng rời khỏi vị trí của họ để tìm việc làm khác.

  1. Cung cấp một con đường sự nghiệp rõ ràng

Một trong những lý do lớn nhất nhân viên nghỉ việc là liên quan đến sự phát triển nghề nghiệp của họ, đặc biệt nếu họ không nhìn thấy con đường phía trước với công ty hiện tại của họ.

Bạn cần định hướng nghề nghiệp giúp họ có thể niềm tin để phấn đấu làm việc.

  1. Xây dựng một môi trường hỗ trợ

Một khi đã thực hiện đủ tất cả các quyền lợi cơ bản cho nhân viên, nhà tuyển dụng có thể lên một kế hoạch để thu hút và duy trì tài năng.

Hãy tạo một môi trường hỗ trợ học hỏi, phản hồi thường xuyên, vạch kế hoạch phát triển sự nghiệp và tạo cơ hội để những nhân viên trẻ có thể phát triển bản thân.

  1. Cư xử với thế hệ trẻ như những người khác

Thông thường chúng ta có cách đối xử thiếu bình đẳng giữa người lớn so với người nhỏ tuổi hơn.

Hãy là người hướng dẫn tốt nhất có thể. Bạn hãy hổ trợ đào tạo và giúp đỡ mỗi nhân viên bất kể tuổi tác. Tạo điều kiện cho họ bắt đầu công việc và có thể tiếp thu, học hỏi từ các bạn một cách tốt nhất.

  1. Tìm hiểu và phát triển

Thế hệ ngày nay tìm việc làm không đơn giản chỉ muốn mức thu nhập hằng tháng. Họ muốn tìm việc làm và làm việc tại các tổ chức có mục đích.

Việc làm tại các công ty có văn hóa công ty riêng biệt có thể thu hút thế hệ trẻ nộp đơn ứng tuyển.

Thế hệ tiếp theo đang bước vào lực lượng lao động và có những đòi hỏi riêng của họ khi ở lại với một công ty. Chúng ta phải luôn luôn học hỏi và phát triển để đáp ứng nhu cầu của nhân viên.