Trong thời đại tất cả mọi thứ đều được số hóa như ngày nay thì Ecommerce chắc hẳn là một từ vô cùng quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên Ecommerce là gì và bản chất của Ecommerce ra sao liệu bạn đã nắm rõ?
- Ecommerce là gì?
Ecommerce dịch sang tiếng việt là thương mại điện tử, là một khái niệm để chỉ các hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa hay dịch vụ diễn ra trên nền tảng các mạng điện tử và đặc biệt là Internet. Ecommerce diễn ra dưới hai hoạt động cơ bản là khảo hàng trực tuyến và mua hàng trực tuyến.
Khảo hàng trực tuyến (Online shopping): Bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để cung cấp cho khách hàng từ bên bán và các hành động xem xét, giao dịch mua hàng từ bên mua.
Mua hàng trực tuyến (Online purchasing): Bao gồm các cơ sở hạ tầng công nghệ phục vụ cho mục đích trao đổi dữ liệu, giúp cho hoạt động mua bán trên Internet diễn ra trôi chảy.
- Ecommerce và E-business
Đôi khi khái niệm Ecommerce (Thương mại điện tử) thường hay bị nhầm với cụm từ E-business (Kinh doanh điện tử) khiến nhiều người bối rối trong việc tìm kiếm thông tin. Thực chất thì trong kinh doanh điện tử sẽ bao quát cả thương mai điện tử. Trong khi Ecommerce là quá trình mua bán thông qua internet thì E-business lại nói đến hoạt động thương mại rộng hơn có ứng dụng công nghệ vào để phục vụ cho:
- Mua, bán, trao đổi hàng hóa/dịch vụ/ thông tin
- Quản lý dịch vụ khách hàng
- Hợp tác thiết kế và sản xuất với đối tác
- Đào tạo từ xa
- Giao dịch điện tử nội bộ trong công ty
- Thực hiện các chiến dịch marketing;
- Mở rộng các hình thức thanh toán, giao hàng online;
- Các loại hình phổ biến của Ecommerce là gì?
Những loại hình hoạt động chính của Ecommerce được phân chia dựa vào hai nhóm chính là bên cung (nhà sản xuất, nhà cung cấp) và bên cầu (người tiêu dùng, khách hàng). Sau đây là những loại hình thương mại điện tử phổ biến hiện nay:
- B2B (Business to Business): Là hình thức hoạt động thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, hay nói cách khác cả người mua và người bán trong mô hình này đều là những doanh nghiệp.
- B2C (Business to Consumer): Là hình thức phổ biến nhất trong thương mại điện tử với người bán là các doanh nghiệp và người mua không ai khác chính là người tiêu dùng.
- C2C (Consumer to Consumer): Đây là hình thức đã xuất hiện từ lâu nhưng mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây khi Internet phủ sóng và trở thành công cụ kiếm tiền hữu hiệu. Với hình thức này thì cả bên mua và bên bán đều là những cá nhân hoạt động kinh doanh riêng lẻ chứ không thông qua bất kì tổ chức doanh nghiệp nào.
· C2B (Customer to Business):Đây là hình thức kinh doanh chỉ chiếm tỉ lệ thấp nhưng cũng khá phổ biến. Đối với mô hình này, người bán sẽ là người cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho bên mua là các doanh nghiệp, tổ chức.
· B2E (Business to Employee): Hình thức này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó chỉ dành riêng cho nhân viên làm việc trong tổ chức của mình.
· B2G (Business to Government): Hình thức này gần giống như B2B, tuy nhiên bên bán ở đây sẽ cung cấp sản phẩm của mình cho các cơ quan thuộc Chính phủ ở các cấp khác nhau chứ không phải doanh nghiệp nữa.
- Ngoài ra còn có các hình thức G2C (Government-to-Citizen), G2B (Government-to-Business), G2G (Government-to-Government) nhưng những hình thức này ít được sử dụng hơn nên độ phổ biến cũng thấp hơn vì tính đặc thù riêng biệt.
- Lợi ích và thách thức của Ecommerce
Khi một hình thức kinh doanh nào đó bỗng trở nên phổ biến và gần như chiếm lĩnh một phần không nhỏ trong thị trường kinh doanh thì chắc chắn nó phải có nhiều ưu điểm giúp ích cho đối tượng tham gia kinh doanh. Vậy những lợi ích của Ecommerce là gì?
Dễ dàng tham gia và sử dụng
Các nền tảng thương mại điện tử hiện nay cho phép ngay cả những người không hiểu biết nhiều về công nghệ cũng có thể dễ dàng sở hữu một cửa hàng trực tuyến phục vụ cho việc kinh doanh online.
Không giới hạn khoảng cách
Đây chắc chắn là một trong những ưu điểm chủ chốt khiến Ecommerce được lòng cả hai bên mua bán đến vậy. Nếu như trước đây một cửa hàng muốn bán mở rộng thêm địa điểm thì không có cách nào khác là phải xây dựng thêm cửa hàng mới, thì bây giờ, với Ecommerce bạn có thể bán hàng cho bất cứ ai trên toàn thế giới chỉ với một cửa hàng online đơn giản.
Không giới hạn thời gian
Với Ecommerce, việc bạn đi “shopping online” vào 12h đêm là hoàn toàn có thể, bạn có thể mua hàng bất cứ lúc nào bạn muốn mà không sợ cửa hàng đóng cửa hay nghỉ lễ.
Tiết kiệm chi phí
Ưu điểm này chắc chắn sẽ là điểm cộng thu hút các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ tới với Ecommerce. Giờ đây, để sở hữu một cửa hàng kinh doanh, bạn không cần phải trả tiền thuê mặt bằng (hay xây dựng đầu tư cơ sở vật chất) tốn kém, không cần thuê quá nhiều nhân viên và quan trọng là chi phí vận hàng cực kì thấp. Chính điều này đã giúp cho các doạnh nghiệp thương mại điện tử có lợi thế cạnh tranh hơn rất nhiều những mô hình kinh doanh khác.
Quản lý hàng tồn kho tự động
Việc quản lý hàng tồn khó thông qua thương mại điện tử chắc chắn sẽ giúp cho doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh tiết kiệm được rất nhiều thời gian đồng thời tăng độ chính xác lên nhiều lần so với làm thủ công truyền thống.
Thuận lợi thì dĩ nhiên sẽ đi đôi với thách thức, vậy bên cạnh những ưu điểm vượt trội trên thì Ecommerce đang phải đối mặt với những gì?
Lòng tin của khách hàng
Đây có thể coi là thử thách lớn nhất khi bất cứ một doanh nghiệp nào có ý định lấn sân sang thị trường Ecommerce. Vì khách hàng không thể trực tiếp xem xét và đánh giá sản phẩm nên việc họ e ngại về chất lượng không tương xứng với giá cả là điều vô cùng dễ hiểu.
Đối thủ cạnh tranh
Thử tưởng tượng bạn có thể dễ dàng bắt đầu kinh doanh online như thế nào thì hàng ngàn người khác hay hàng trăm doanh nghiệp khác cũng như vậy. Cùng một sản phẩm nhưng thương hiệu của bạn chắc chắn sẽ phải đối đầu với rất nhiều đối thủ khác, vì thế mà bạn phải luôn vạch ra cho mình những chiến lược và giải pháp hữu hiệu để có thể tồn tại trong môi trường “thương trường là chiến trường” này.
Vấn đề thanh toán
Một sự thực gây nhức nhối những người làm kinh doanh khi đặc thù thương mại ở Việt Nam cho phép người mua thanh toán khi nhận hàng (COD) trong quá trình giao dịch thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng khách nhận hàng và thanh toán đầy đủ là 50/50, cho nên người bán cũng cần chuẩn bị sẵn tinh thần để đối phó với những tình huống như vậy.
Kinh doanh chưa bao giờ là một việc dễ dàng, nhưng nhờ có Ecommerce, cả bên mua và bên bán đều có thể tiếp cận với đối phương nhanh chóng và hiệu quả hơn. Hy vọng quá bài viết trên, bạn đã hiểu rõ Ecommerce là gì và có thể tận dụng những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại để tăng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!