Những bài học rút ra từ công việc đầu đời

Trong cuộc sống của chúng ta – khoảng giữa những năm 20 đến giữa những năm 30 – chúng ta thường cảm thấy mơ hồ, bối rối và lo lắng trong cả chuyện cá nhân lẫn sự nghiệp.

Khi tìm việc làm, chúng ta thường tự hỏi, liệu đây có phải là công việc phù hợp với mình không?

Đây có phải là con đường sự nghiệp mà mình muốn? Khi nào mình sẽ bắt đầu cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống của mình?

Đây là ba bài học từ công việc đầu tiên có thể giúp bạn cảm thấy phát triển hơn trong sự nghiệp tương lai của mình

Bạn không chọn nghề nghiệp.

Việc làm đầu tiên của bạn sẽ không phải là công việc bạn làm suốt quãng đời còn lại. Những người trong lực lượng lao động ngày nay sẽ thay đổi công việc (và con đường sự nghiệp) thường xuyên hơn bất kỳ thế hệ nào khác trong lịch sử, điều đó thật đáng kinh ngạc.

Hãy suy nghĩ về điều này: công nhân trung bình chỉ ở tiếp tục công việc của họ khoảng 4,4 năm trước khi tìm thấy vị trí, lời đề nghị hoặc công ty tiếp theo để làm việc.

Ngày này, nhiều người trong chúng ta thậm chí sẽ không làm một công việc kéo dài 4 năm và nếu đúng như vậy, thì bạn sẽ có hơn 15 cơ hội để tự tái tạo lại mình trong suốt sự nghiệp của bạn.

Hãy giảm áp lực cho bản thân mình. Trong quá trình tìm việc làm, sẽ hiệu quả hơn khi tự hỏi bản thân: trong vai trò này tôi có đang học hỏi, trưởng thành và phát triển hơn hay không.

Ngồi ở vị trí tài xế, hoặc người khác sẽ làm thay bạn

Mỗi người trong chúng ta là người lèo lái của chính cuộc đời mình. Bạn phải làm chủ con đường của chính bạn. Đó là bước đi quan trọng trong sự phát triển của riêng bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo.

Khi bắt đầu một công việc, bạn có thể đưa ra sự lựa chọn, cái sẽ đẩy bạn theo một hướng này hay hướng khác.

Những lựa chọn đó tích luỹ theo thời gian, vì vậy hãy làm những gì quan trọng đối với bạn trong thời gian dài.

Bạn có thể bắt đầu từ những bước đi nhỏ như chủ động giúp một thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Tiếp theo, bạn có thể  nhờ một đàn anh mà bạn ngưỡng mộ và yêu cầu hướng dẫn công việc đến bạn.

Sau đó, bạn có thể nói chuyện với sếp của bạn về khả năng có thể nhận những công việc có yêu cầu cao hơn và cách bạn có thể đạt được điều đó.

Đây là tất cả những cách mà bạn có thể chứng minh cho bản thân (và những người xung quanh bạn) rằng lãnh đạo là hành vi, không chỉ là chức vụ – và bạn có thể trở thành người lãnh đạo từ chỗ mà bạn đang ngồi trong ngày hôm nay.

Sếp không giống như giáo viên

Tara Mohr nhắc nhở chúng ta trong quyển Playing Big của ông rằng chúng ta cần phải nhớ không xem sếp của mình là giáo viên. Bạn có thể tạo giá trị cho mình bằng cách trình bày quan điểm với sếp, dĩ nhiên là với một sự tôn trọng.

Nếu may mắn, sếp của bạn sẽ thực sự coi trọng quan điểm của bạn và gợi ý cho bạn một cách thường xuyên.

Nếu bạn cảm thấy như thiếu một cái gì đó trong mối quan hệ của bạn với quản lý của bạn, hoặc bạn muốn họ làm một cái gì đó tốt hơn, hãy đưa ra đề xuất. Điều này có thể tạo ra sự khác biệt cần thiết để bạn yêu quý công ty và vai trò của mình.

Việc làm và công ty rất nhiều và đa dạng. Chúng ta không có đáp án đây có phải là đích đến cuối cùng hay không, đặc biệt nếu bạn đang ở trong một cuộc khủng hoảng của bản thân trong quá trình tìm việc làm.

Hãy yên tâm, đây là điều mà hầu hết mọi người đều trải qua. Hãy xem rào cản như một cơ hội. Tìm kiếm cơ hội để thể hiện mình là một nhà lãnh đạo (và được xem là một nhà lãnh đạo) sẽ giúp bạn tối ưu hóa vị trí hiện tại của bản thân.

7 cách để thu hút tuyển dụng nhân tài trẻ

  1. Tạo một nơi mà họ muốn làm việc

Là một người thuộc thế hệ trẻ, và tôi có thể nói với bạn những nơi có thể giữ chân tôi lại làm việc là những nơi tạo cơ hội và điều kiện để phát triển. Tôi yêu thích một nơi làm việc linh hoạt, không đặt nặng áp lực về thời gian bắt đầu và kết thúc công việc.

Chú trọng vào chất lượng công việc, đòi hỏi phát triển kỹ năng quản lý. Nhân viên thuộc thế hệ trẻ ngày nay cần được phát triển và các nhà quản lý cần biết cách khai thác họ.

  1. Phác thảo lộ trình nghề nghiệp

Khi tìm việc làm, nhiều người trẻ hiện nay có xu hướng quan tâm đến vị trí công việc. Do đó, việc thường xuyên họp phòng ban và lên kế hoạch phát triển dự án là rất quan trọng để giữ chân nhân viên làm việc.

Điều quan trọng là vạch ra một kế hoạch, đặt ra các mốc quan trọng mỗi sáu tháng để theo dõi tiến độ công việc.

  1. Làm việc trong sự vui vẻ

Chúng ta sống trong một thời đại mà trong đó nỗi lo lắng về sự thiệt thòi diễn ra thường xuyên.

Hãy cho các nhân viên trẻ tuổi của bạn biết rằng những trải nghiệm mà bạn tạo cho họ thì rất thú vị.

Khi nhân viên của bạn cảm thấy hạnh phúc, họ ít có khả năng rời khỏi vị trí của họ để tìm việc làm khác.

  1. Cung cấp một con đường sự nghiệp rõ ràng

Một trong những lý do lớn nhất nhân viên nghỉ việc là liên quan đến sự phát triển nghề nghiệp của họ, đặc biệt nếu họ không nhìn thấy con đường phía trước với công ty hiện tại của họ.

Bạn cần định hướng nghề nghiệp giúp họ có thể niềm tin để phấn đấu làm việc.

  1. Xây dựng một môi trường hỗ trợ

Một khi đã thực hiện đủ tất cả các quyền lợi cơ bản cho nhân viên, nhà tuyển dụng có thể lên một kế hoạch để thu hút và duy trì tài năng.

Hãy tạo một môi trường hỗ trợ học hỏi, phản hồi thường xuyên, vạch kế hoạch phát triển sự nghiệp và tạo cơ hội để những nhân viên trẻ có thể phát triển bản thân.

  1. Cư xử với thế hệ trẻ như những người khác

Thông thường chúng ta có cách đối xử thiếu bình đẳng giữa người lớn so với người nhỏ tuổi hơn.

Hãy là người hướng dẫn tốt nhất có thể. Bạn hãy hổ trợ đào tạo và giúp đỡ mỗi nhân viên bất kể tuổi tác. Tạo điều kiện cho họ bắt đầu công việc và có thể tiếp thu, học hỏi từ các bạn một cách tốt nhất.

  1. Tìm hiểu và phát triển

Thế hệ ngày nay tìm việc làm không đơn giản chỉ muốn mức thu nhập hằng tháng. Họ muốn tìm việc làm và làm việc tại các tổ chức có mục đích.

Việc làm tại các công ty có văn hóa công ty riêng biệt có thể thu hút thế hệ trẻ nộp đơn ứng tuyển.

Thế hệ tiếp theo đang bước vào lực lượng lao động và có những đòi hỏi riêng của họ khi ở lại với một công ty. Chúng ta phải luôn luôn học hỏi và phát triển để đáp ứng nhu cầu của nhân viên.