Lợi nhuận gộp là nhân tố vô cùng quan trọng giúp thể hiện toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh của một công ty hay doanh nghiệp. Đôi khi việc kinh doanh chưa đạt được hiệu quả như mong muốn rất có thể là do công ty chưa thực sự để tâm tới chỉ số quan trọng này. Vậy lợi nhuận gộp là gì và có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp?
- Khái niệm lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp hay lãi gộp (trong tiếng Anh là Gross Profit) được hiểu là phần lợi nhuận mà công ty thu về sau khi trừ hết những chi phí liên quan tới sản xuất hay các dịch vụ khác của công ty. Lợi nhuận gộp giúp công ty có thể đánh giá được việc sử dụng lao động hay vật tư trong sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ có hiệu quả hay không, từ đó đưa ra các phương án giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư và thu hút họ rót thêm vốn cho doanh nghiệp.
Những yếu tố được coi là chi phí biến động có thể kể đến như:
– Nguyên liệu dùng để sản xuất;
– Nguồn lao động trực tiếp;
– Hoa hồng cho nhân viên bán hàng;
– Mức phí thẻ tín dụng khi mua hàng của khách hàng;
– Thiết bị bao gồm cả khấu hao dựa trên thời gian sử dụng;
– Những tiện ích cho khu vực sản xuất;
– Chi phí vận chuyển hàng.
- Công thức tính lợi nhuận gộp tiêu chuẩn
Lợi nhuận gộp được tính theo công thức tiêu chuẩn sau:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán
Trong đó:
Doanh thu thuần (Net revenue) là doanh thu bán hàng sau khi đã giảm trừ các khoản như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu hay các khoản chiết khẩu thương mại, chương trình giảm giá, hàng bị trả lại…
Giá vốn là toàn bộ chi phí được bỏ ra để hoàn thành một sản phẩm hay dịch vụ. Giá vốn sẽ gồm giá hàng xuất kho, chi phí phải bỏ ra để bán hàng và chi phí vận hành doanh nghiệp. Giá vốn được hình thành và có sự chênh lệch nhất định ở những giai đoạn khác nhau vì còn nhiều yếu tố khác có thể thay đổi và ảnh hưởng tới giá vốn trong quá trình sản xuất hàng hóa.
Số liệu về lợi nhuận gộp có thể tìm hiểu trên báo cáo thu nhập của công ty. Các công ty sẽ dựa vào chỉ số này để định hướng phát triển đồng thời phân bổ nguồn vốn sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
- Tại sao phải tính lợi nhuận gộp
Nếu một doanh nghiệp đang muốn mở rộng quy mô kinh doanh thì việc thu hút các nhà đầu tư là không thể thiếu. Vậy họ sẽ dựa vào đâu để cân nhắc xem có nên rót tiền vào công ty bạn hay không. Chính xác, họ sẽ dựa vào chỉ số lợi nhuận gộp mà công ty thu về được trong những năm gần nhất. Tại sao thế? Khi các nhà đầu tư có được số liệu chính xác về lợi nhuận gộp thì họ có thể đánh giá được công ty quản lý chi phí có thực sự hiệu quả hay không.
Bên cạnh đó, chính doanh nghiệp cũng sẽ kiểm soát được việc phân bổ và cắt giảm chi phí thừa thãi để tăng tỉ lệ kinh doanh hiệu quả từ chỉ số lợi nhuận gộp này. Nếu lãi gộp đang ở mức dương (lãi gộp cao hơn chi phí đầu tư) nghĩa là công ty đang phát triển tốt, còn lại gộp ở mức âm (lãi gộp thấp chi phí đầu tư hoặc vốn) thì nghĩa là công ty đang phải bù lỗ do hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Từ những kết quả đó, công ty sẽ xây dựng được chiến lược kinh doanh bài bản và hiệu quả hơn.
- Những lưu ý khi tính lợi nhuận gộp
Thông thường, lợi nhuận gộp thường bị nhầm lẫn với hai khái niệm khác là lợi nhuận hoạt động và tỉ suất lợi nhuận gộp, tuy nhiên đây là ba khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Lợi nhuận hoạt động là phần lời doanh nghiệp thu về trước khi lãi vay và thuế (EBIT) được tính vào. Lợi nhuận hoạt động được tính bằng cách trừ đi chi phí hoạt động từ lợi nhuận gộp.
Bên cạnh đó, hệ số biên lợi nhuận gộp hay còn gọi là tỉ suất lợi nhuận gộp cũng có thể cho công ty biết khả năng sinh lời từ một số vốn nhất định.
Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần
Hệ số biên lợi nhuận gộp được biểu thị bằng phần trăm doanh thu, số liệu này hữu ích để so sánh hiệu quả sản xuất của một công ty theo thời gian. Tỷ suất lợi nhuận gộp thay đổi rất lớn theo ngành. Trên thị trường hiện nay, để so sánh độ thành công hay tiềm năng của các công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực, người ra sẽ dùng hệ số biên lợi nhuận gộp. Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận càng cao thì lãi ròng càng lớn, điều này có nghĩa là doanh nghiệp đó biết cách kiểm soát chi phí tốt hơn những doanh nghiệp khác.
Hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn đọc hiểu được khái niệm lợi nhuận gộp là gì đồng thời cung cấp cho bạn cách tính lợi nhuận gộp chính xác nhất. Bất kì doanh nghiệp nào muốn thành công cũng cần phải nhìn nhận vào số liệu thực tế chứ không phải dựa theo cảm tính để đưa ra quyết định, và lợi nhuận gộp sẽ là thước đo chính xác và hiệu quả nhất hỗ trợ cho doanh nghiệp trong kinh doanh.