Bước ra khỏi vùng an toàn nên thử hay không?

Trong cuộc sống lẫn công việc, nếu bạn muốn đạt được thành quả nào đó thì phải ra sức cố gắng và nỗ lực. Nếu muốn dễ dàng mà có thì đây là ý nghĩ của những người chỉ thích ở yên trong thế giới của mình mà không muốn bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân.

Bất kể ai cũng có lúc rơi vào trạng thái hụt hẫng, bế tắc và những cảm xúc tiêu cực bao vây bóp nghẹn chúng ta đến mức ngẹt thở. Và lúc này, chỉ một ý nghĩ duy nhất chính là buông xuôi để tìm một nơi an nhàn, thảnh thơi. Nhưng sự từ bỏ lại là việc làm cắt đứt tia sáng để hướng đến những hoài bão mà mình đã đặt ra. Vậy nên, chúng ta có nên bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân hay không?

Có nên bước ra khỏi vùng an toàn?

Có nên bước ra khỏi vùng an toàn? Một câu hỏi dành cho đối tượng là những người trẻ đang chập chững bước vào đời mà đa phần là các bạn sinh viên. Ngày nay, câu chuyện thức khuya và dậy muộn đã quá quen thuộc trong giới sinh viên vì thời gian của họ là để lướt facebook, xem phim, chơi game… Nhưng cũng có đôi lúc một số bạn lại bật lên suy nghĩ rằng bản thân không thể cứ mãi như thế này. Và rồi những kế hoạch được lập ra để thay đổi như: đi làm thêm, ngủ sớm, dậy sớm, tập thể dục, tham gia nhiều hoạt động để rèn luyện bản thân…

Thế nhưng, đến lúc thực hiện chúng ta lại trì hoãn với suy nghĩ là: “Thôi để năm sau hẳn làm”. Cứ như thế năm nhất rồi lại năm 2 đến năm thứ 3 các bạn cũng lấy lại tinh thần để thực hiện. Nhưng đến lúc trải nghiệm thật sự một số người lại cảm thấy mệt mỏi và cuối cùng là bỏ cuộc. Nhưng trái lại, một số bạn lại có ý nghĩ khác là: “Sao mình không làm điều này sớm hơn nhỉ”, chợt nhận ra là mình đã lỡ rất nhiều thời gian.

Dĩ nhiên, việc dấn thân vào xã hội không hề dễ dàng như mọi người vẫn nghĩ mà rất cần một ý chí và tinh thần cứng rắn thì mới có thể bước đi. Đặc biệt, sẽ có khoảng thời gian bạn gặp rất nhiều áp lực, nhưng điều này là chất liệu giúp chúng ta trưởng thành hơn và khám phá được những điều mà bản thân mình thật sự mong muốn.

Bước khỏi vùng an toàn bạn sẽ được những gì?

Lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn mang đến những lợi ích tích cực mà chính bạn cũng không ngờ đến. Đầu tiên, là rèn luyện các kỹ năng mà sau này sẽ là “vũ khí” giúp bạn tìm kiếm những cơ hội phát triển mới. Bao gồm những kỹ năng về giao tiếp, làm việc tập thể, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và tạo dựng những mối quan hệ xã hội…

Thử sức với một việc làm mới. Bạn có thể search google từ khóa: việc làm hoặc từ khóa tiếng anh vietnamworks để tìm công việc tại một công ty nước ngoài.

Quan trọng hơn hết là cảm giác của những nỗi sợ không còn trong tâm trí của bạn như trước kia mà thay vào đó là sự thích thú khi đối đầu với những thử thách mới. Chẳng hạn, bạn ngại giao tiếp, phát biểu trước đám đông, nhưng nếu lần đầu tiên bạn vượt qua được thì đến lần thứ 2 và thứ 3 trở đi chúng ta lại cảm thấy việc này rất bình thường và ngày càng muốn nói nhiều hơn và muốn phát biểu nhiều lần sau đó để nói hay hơn.

Bên cạnh đó, là sự tiếc nuối cho những ngày tháng bỏ phí mà đáng lẽ ra chúng ta nên tận dụng để thay đổi bản thân vào lúc đó. Song song với điều này lại là một cảm giác phấn khởi, hân hoan với những gì mà mình đã tạo ra. Qua đó, khi nhìn lại bạn có thể phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để khắc phục và chuẩn bị cho những kế hoạch mới. (tải công cụ lập kế hoạch hành động)

Cách để bước ra khỏi vùng an toàn

Từ giờ chúng ta có thể chủ động hơn, kể cả trong công việc bạn đừng mãi ở yên một vị trí lặp đi lặp lại một cách nhàm chán mà hãy sáng tạo, học hỏi những điều mới mỗi ngày. Đặc biệt, chủ động, cởi mở nhiều hơn nếu trước đây bạn là người thụ động và đừng ngại những thay đổi này vì mọi thứ chỉ giúp bạn trở nên tốt hơn trong mắt những người xung quanh.

Trở về cuộc sống hằng ngày chúng ta hãy trau chuốt bản thân trở nên tươm tất. Nếu trước đây bạn sống một cách nhạt nhòa, lặng lẽ thì giờ hãy thay đổi bằng cách đi nhiều hơn, gặp gỡ và giao tiếp với nhiều người qua những chuyến du lịch, hoặc tham gia một phong trào nào đó. Qua đây, cách nghĩ và việc làm của bạn cũng vì thế mà thay đổi.

Mỗi người đều phải tự mình vượt lên mọi chướng ngại để đạt được mục đích và để làm được điều này không có cách nào khác là bạn phải bước ra khỏi vùng an toàn trước tiên, tiếp đến là thiết lập những kế hoạch mới. Khi đã về đến đích của sự thành công chúng ta sẽ không còn cảm giác sợ hãi với bất kỳ điều gì diễn ra sau đó. Vì thế, hãy dừng sự tự ti, nhút nhát mà dũng cảm đứng lên đi nhé!

Những bài học rút ra từ công việc đầu đời

Trong cuộc sống của chúng ta – khoảng giữa những năm 20 đến giữa những năm 30 – chúng ta thường cảm thấy mơ hồ, bối rối và lo lắng trong cả chuyện cá nhân lẫn sự nghiệp.

Khi tìm việc làm, chúng ta thường tự hỏi, liệu đây có phải là công việc phù hợp với mình không?

Đây có phải là con đường sự nghiệp mà mình muốn? Khi nào mình sẽ bắt đầu cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống của mình?

Đây là ba bài học từ công việc đầu tiên có thể giúp bạn cảm thấy phát triển hơn trong sự nghiệp tương lai của mình

Bạn không chọn nghề nghiệp.

Việc làm đầu tiên của bạn sẽ không phải là công việc bạn làm suốt quãng đời còn lại. Những người trong lực lượng lao động ngày nay sẽ thay đổi công việc (và con đường sự nghiệp) thường xuyên hơn bất kỳ thế hệ nào khác trong lịch sử, điều đó thật đáng kinh ngạc.

Hãy suy nghĩ về điều này: công nhân trung bình chỉ ở tiếp tục công việc của họ khoảng 4,4 năm trước khi tìm thấy vị trí, lời đề nghị hoặc công ty tiếp theo để làm việc.

Ngày này, nhiều người trong chúng ta thậm chí sẽ không làm một công việc kéo dài 4 năm và nếu đúng như vậy, thì bạn sẽ có hơn 15 cơ hội để tự tái tạo lại mình trong suốt sự nghiệp của bạn.

Hãy giảm áp lực cho bản thân mình. Trong quá trình tìm việc làm, sẽ hiệu quả hơn khi tự hỏi bản thân: trong vai trò này tôi có đang học hỏi, trưởng thành và phát triển hơn hay không.

Ngồi ở vị trí tài xế, hoặc người khác sẽ làm thay bạn

Mỗi người trong chúng ta là người lèo lái của chính cuộc đời mình. Bạn phải làm chủ con đường của chính bạn. Đó là bước đi quan trọng trong sự phát triển của riêng bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo.

Khi bắt đầu một công việc, bạn có thể đưa ra sự lựa chọn, cái sẽ đẩy bạn theo một hướng này hay hướng khác.

Những lựa chọn đó tích luỹ theo thời gian, vì vậy hãy làm những gì quan trọng đối với bạn trong thời gian dài.

Bạn có thể bắt đầu từ những bước đi nhỏ như chủ động giúp một thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Tiếp theo, bạn có thể  nhờ một đàn anh mà bạn ngưỡng mộ và yêu cầu hướng dẫn công việc đến bạn.

Sau đó, bạn có thể nói chuyện với sếp của bạn về khả năng có thể nhận những công việc có yêu cầu cao hơn và cách bạn có thể đạt được điều đó.

Đây là tất cả những cách mà bạn có thể chứng minh cho bản thân (và những người xung quanh bạn) rằng lãnh đạo là hành vi, không chỉ là chức vụ – và bạn có thể trở thành người lãnh đạo từ chỗ mà bạn đang ngồi trong ngày hôm nay.

Sếp không giống như giáo viên

Tara Mohr nhắc nhở chúng ta trong quyển Playing Big của ông rằng chúng ta cần phải nhớ không xem sếp của mình là giáo viên. Bạn có thể tạo giá trị cho mình bằng cách trình bày quan điểm với sếp, dĩ nhiên là với một sự tôn trọng.

Nếu may mắn, sếp của bạn sẽ thực sự coi trọng quan điểm của bạn và gợi ý cho bạn một cách thường xuyên.

Nếu bạn cảm thấy như thiếu một cái gì đó trong mối quan hệ của bạn với quản lý của bạn, hoặc bạn muốn họ làm một cái gì đó tốt hơn, hãy đưa ra đề xuất. Điều này có thể tạo ra sự khác biệt cần thiết để bạn yêu quý công ty và vai trò của mình.

Việc làm và công ty rất nhiều và đa dạng. Chúng ta không có đáp án đây có phải là đích đến cuối cùng hay không, đặc biệt nếu bạn đang ở trong một cuộc khủng hoảng của bản thân trong quá trình tìm việc làm.

Hãy yên tâm, đây là điều mà hầu hết mọi người đều trải qua. Hãy xem rào cản như một cơ hội. Tìm kiếm cơ hội để thể hiện mình là một nhà lãnh đạo (và được xem là một nhà lãnh đạo) sẽ giúp bạn tối ưu hóa vị trí hiện tại của bản thân.

15 bí kíp để vượt trội hơn trong công việc

Hầu hết chúng ta đều khao khát trở thành những nhân viên xuất sắc, và gặt hái nhiều thành công trong công việc. Tuy nhiên, điều đó lại không hề đơn giản như việc bạn chỉ cần hoàn thành công việc của mình là được. Sự thành công ấy cũng cần phải được rèn giũa từ những phẩm chất chuyên môn song song với kỹ năng làm việc nhóm.

Chúng tôi sẽ cho bạn thấy làm thế nào để phát triển những kỹ năng đó ngay trong bài viết này. Hãy cùng tham khảo qua 15 bí kíp dưới đây để đạt được thành công hơn trong công việc nhé.

  • Học cách hoàn thành tốt công việc

Có một sự khác biệt giữa hoàn thành công việc và hoàn thành tốt công việc. Nỗ lực nhiều hơn nữa, không ngừng cải thiện những điểm yếu của mình, và từng bước lấp đầy những lỗ hỏng trong sự nghiệp của bạn mà nhờ đó còn có thể giúp bạn tỏa sáng hơn.

  • Làm việc chăm chỉ hơn

Nếu như trước đây, bạn nghĩ chỉ cần hoàn thành công việc là hết trách nhiệm, thì bây giờ bấy nhiêu đó thôi vẫn chưa đủ. Bạn không chỉ phải hoàn thành công việc mà thêm vào đó bạn phải luôn đặt bản thân trong tình trạng sẵn sàng giải quyết công việc bất kỳ lúc nào.

  • Ứng xử một cách chuyên nghiệp

Công viêc của bạn là gì không quan trọng, quan trọng là bạn phải tập trung vào công việc của mình thật nghiêm túc, và ứng xử thật chuyên nghiệp trong mọi tình huống. Sự chuyên nghiệp có thể biểu hiện qua cách làm việc, giao tiếp, thậm chí là cách ăn mặc sao cho thật phù hợp với công việc.

  • Thể hiện thái độ lạc quan

Sẽ có những lúc, công việc khiến bạn cảm thấy thật áp lực. Nhưng nếu bạn có thể rèn cho mình một tinh thần lạc quan, sẵn sàng đối mặt thử thách đó thì nó sẽ trở nên rất hữu ích. Chính vì thế mà người ta vẫn mong muốn được hợp tác với những người luôn thể hiện sự tích cực trong mọi tình huống hơn là những người bi quan.

  • Nắm bắt những sáng kiến

Bạn đã bao giờ thoát ra khỏi sự rập khuôn trong công việc chưa? Bạn có từng đưa ra một ý tưởng độc đáo nào đó để giải quyết vấn đề? Hoặc là một đề xuất mới đến sếp của bạn? Việc bạn có những sáng kiến mới thì không hề giống như là bạn đã biết quá rõ về nó nhé.

  • Là một đồng đội tốt

Muốn thành công, hãy trở thành một đồng đội tốt trước đã. Hãy tự đánh giá về các vấn đề cốt lõi như cách giao tiếp, các mối quan hệ,..Và cuối cùng, chính là “phản hồi” chân thực nhất từ các đồng nghiệp của mình để có thể hoàn thiện bản thân tốt hơn.

  • Hiểu sếp của mình

Không cần quá thân thiết, cũng không cần phải có tác phong hệt như cấp trên của bạn, nhưng bạn nhất định phải hiểu sếp của mình. Và đó là mấu chốt quan trọng để có thể hoàn thành công việc đúng như mong đợi của cấp trên.

  • Hiểu ý nhà quản lý

Nhiều người làm việc nhiều năm liền mà không hề hiểu được ý của người quản lý ở công ty. “Hãy dành thời gian để tìm hiểu về mục tiêu, sản phẩm/dịch vụ, cùng các chiến lược của doanh nghiệp”

  • Học cách đón nhận sự phê bình

Chúng ta đều cảm thấy thật khó chấp nhận khi bị người khác phê bình? Và làm thế nào có thể thay đổi dựa vào những lời nhận xét ấy? Thực chất, sự phê bình nào cũng góp phần giúp chúng ta có thể hoàn thành công việc tốt hơn thôi.

  • Xây dựng các mối quan hệ tốt

Tạo dựng được một mối quan hệ tốt gần như sẽ đạt được sự hài lòng tuyệt đối trong công việc. Qua đó, bạn cũng có thể vận dụng được khả năng của mình để  giải quyết công việc tốt hơn .

  • Học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới

Khi bạn gắn bó quá lâu với một công việc, sẽ có lúc bạn cảm thấy nó trở nên nhàm chán. Hãy tìm tòi và học thêm nhiều kỹ năng mới, hoặc tham gia vào các khóa đào tạo từ công ty sẽ tiếp thêm động lực cho bạn làm việc tốt hơn.

  • Là một phần của hướng giải quyết

Nếu bạn nhìn thấy được vấn đề, hãy cùng mọi người đưa ra phương hướng giải quyết cho nó thay vì chỉ ngồi một chỗ chỉ trỏ và chờ thành quả từ người khác.

  • Tránh những cuộc tán gẫu không cần thiết

Hãy tránh những câu chuyện phím không cần thiết ngay cả khi bạn là một nhân viên tiềm năng đi chăng nữa. Bạn hoàn toàn có thể bị mất điểm với cấp trên của mình, và những câu chuyện phiếm ấy cũng khiến cho bạn không còn sự tập trung tuyệt đối cho công việc nữa.

  • Là một tình nguyện viên cho những dự án mới

Để ghi điểm tuyệt đối trong mắt các nhà quản lý, bạn hãy mạnh dạn nhận thêm các dự án cũng như trọng trách mới. Điều đó sẽ mang lại hiệu quả công việc tốt hơn, hoặc tạo ra một hướng đi mới trong sự nghiệp của bạn.

  • Cố vấn cho những nhân viên mới hoặc người trẻ tuổi

Nếu có thể, bạn hãy truyền đạt lại những kinh nghiệm cùng các kỹ năng khi công ty có thêm nhân viên mới. Điều đó hoàn toàn có thể khiến bạn trở nên tuyệt vời hơn trong mắt nhà quản lý và cùng các cộng sự.

Đôi dòng suy nghĩ  sau cùng để đạt được ưu thế hơn trong công việc

Chúng ta hãy một lần nỗ lực hết mình cho công việc ngay khi có thể. Không cần thiết phải gây ấn tượng với cấp trên chờ đợi sự thăng tiến. Mà hơn hết, chúng ta hãy tự xây dựng cho mình một lối suy nghĩ phải luôn hoàn thành thật tốt công việc được giao.

Nên nhớ, nếu bạn là một người hoàn toàn mới, hãy luôn đặt ra câu hỏi (Dù câu hỏi ấy có lặp lại, chỉ cần bạn chắc chắn đã nắm rõ được thông tin), không nên tự bản thân giải quyết khi không có được sự chắc chắn. Hãy học tập những phương pháp trên để hoàn thành tốt công việc hơn nhé. 

7 cách để thu hút tuyển dụng nhân tài trẻ

  1. Tạo một nơi mà họ muốn làm việc

Là một người thuộc thế hệ trẻ, và tôi có thể nói với bạn những nơi có thể giữ chân tôi lại làm việc là những nơi tạo cơ hội và điều kiện để phát triển. Tôi yêu thích một nơi làm việc linh hoạt, không đặt nặng áp lực về thời gian bắt đầu và kết thúc công việc.

Chú trọng vào chất lượng công việc, đòi hỏi phát triển kỹ năng quản lý. Nhân viên thuộc thế hệ trẻ ngày nay cần được phát triển và các nhà quản lý cần biết cách khai thác họ.

  1. Phác thảo lộ trình nghề nghiệp

Khi tìm việc làm, nhiều người trẻ hiện nay có xu hướng quan tâm đến vị trí công việc. Do đó, việc thường xuyên họp phòng ban và lên kế hoạch phát triển dự án là rất quan trọng để giữ chân nhân viên làm việc.

Điều quan trọng là vạch ra một kế hoạch, đặt ra các mốc quan trọng mỗi sáu tháng để theo dõi tiến độ công việc.

  1. Làm việc trong sự vui vẻ

Chúng ta sống trong một thời đại mà trong đó nỗi lo lắng về sự thiệt thòi diễn ra thường xuyên.

Hãy cho các nhân viên trẻ tuổi của bạn biết rằng những trải nghiệm mà bạn tạo cho họ thì rất thú vị.

Khi nhân viên của bạn cảm thấy hạnh phúc, họ ít có khả năng rời khỏi vị trí của họ để tìm việc làm khác.

  1. Cung cấp một con đường sự nghiệp rõ ràng

Một trong những lý do lớn nhất nhân viên nghỉ việc là liên quan đến sự phát triển nghề nghiệp của họ, đặc biệt nếu họ không nhìn thấy con đường phía trước với công ty hiện tại của họ.

Bạn cần định hướng nghề nghiệp giúp họ có thể niềm tin để phấn đấu làm việc.

  1. Xây dựng một môi trường hỗ trợ

Một khi đã thực hiện đủ tất cả các quyền lợi cơ bản cho nhân viên, nhà tuyển dụng có thể lên một kế hoạch để thu hút và duy trì tài năng.

Hãy tạo một môi trường hỗ trợ học hỏi, phản hồi thường xuyên, vạch kế hoạch phát triển sự nghiệp và tạo cơ hội để những nhân viên trẻ có thể phát triển bản thân.

  1. Cư xử với thế hệ trẻ như những người khác

Thông thường chúng ta có cách đối xử thiếu bình đẳng giữa người lớn so với người nhỏ tuổi hơn.

Hãy là người hướng dẫn tốt nhất có thể. Bạn hãy hổ trợ đào tạo và giúp đỡ mỗi nhân viên bất kể tuổi tác. Tạo điều kiện cho họ bắt đầu công việc và có thể tiếp thu, học hỏi từ các bạn một cách tốt nhất.

  1. Tìm hiểu và phát triển

Thế hệ ngày nay tìm việc làm không đơn giản chỉ muốn mức thu nhập hằng tháng. Họ muốn tìm việc làm và làm việc tại các tổ chức có mục đích.

Việc làm tại các công ty có văn hóa công ty riêng biệt có thể thu hút thế hệ trẻ nộp đơn ứng tuyển.

Thế hệ tiếp theo đang bước vào lực lượng lao động và có những đòi hỏi riêng của họ khi ở lại với một công ty. Chúng ta phải luôn luôn học hỏi và phát triển để đáp ứng nhu cầu của nhân viên.